Thiết kế cầu vồng — nghĩa là tô điểm cho một chiếc đồng hồ bằng những loại đá quý đầy màu sắc — đã nổi lên như một trong những kiểu trang trí đáng sưu tầm nhất trong ngành chế tác đồng hồ cao cấp.
Chế tác đồng hồ cầu vồng không chỉ là một cuộc cách mạng mới trong ngành - một cách thể hiện cho kinh nghiệm, kỹ thuật và sự tỉ mỉ của các thương hiệu đồng hồ, mà còn phô diễn được sự giàu có, địa vị và đẳng cấp của người sở hữu.
Rolex là một trong những thương hiệu khởi nguồn cho đồng hồ cầu vồng, bắt đầu từ những năm 80 khi họ tô điểm đá quý cho các mẫu Cellini thanh lịch. Sau đó, vào năm 2012 Rolex cho ra mắt chiếc Daytona Cosmograph với vành bezel cầu vồng được nạm 36 viên đá sapphire baguette. Bên trong đồng hồ được trang bị bộ máy tự động chuẩn xác 4130, hé lộ kỹ thuật đính đá tuyệt vời từ 20 người thợ chuyên nghiệp, cũng như sự chuyển sắc hoàn mỹ gây ấn tượng mạnh với vẻ đẹp không tì vết. Thiết kế này đã thực sự khơi dậy niềm đam mê của những người sưu tầm đồng hồ. Kể từ đó, Rolex đã đính kim cương màu sắc cầu vồng cho một số mẫu đồng hồ của hãng. Năm nay là Yacht-Master, được đính những viên đá màu xanh lam và tím.
Ngoài ra, bởi vì chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn bằng vàng trắng và vàng đã khiến giá trị của chiếc đồng hồ càng tăng vọt. Ngày nay, giá trị của một chiếc Rolex Daytona Cosmograph cầu vồng đã tăng gấp 3 lần trên thị trường. Năm 2018, Rainbow Daytona trở lại với phiên bản vàng Everose. Loại vàng hồng độc quyền của Rolex đã được nghiên cứu và sản xuất đặc biệt để không bao giờ làm bị phai đi ánh hồng. Phần trang trí kim cương cũng được thay thế bằng đá sapphire nhiều màu.
Chuyên gia đồng hồ Remy Julia của Christie cho biết: “Đối với bất kỳ nhà sưu tập Daytona, bắt buộc phải có phiên bản cầu vồng. Lý tưởng nhất là có đủ bộ ba màu vàng, trắng và hồng. Sáu năm trước khi tôi bán những mẫu này, giá mắc nhất là 240.000 đô la. Bây giờ con số đó đã tăng gấp đôi và vẫn đang tiếp tục tăng lên."
Đồng hồ cầu vồng đã từng được thiết kế như một làn gió mới cho những người đam mê đồng hồ giàu có. Nhà chế tác nổi tiếng Audemars Piguet cũng không nằm ngoài "cuộc chơi". Chiếc Royal Oak Offshore Selfwinding “Music Edition” mới của Audemars Piguet có kích thước 37 và 43mm, được làm từ các chất liệu khác nhau, hai phiên bản từ titan, hai phiên bản từ vàng trắng 18k đính đá quý và một bản ceramic đen. Thiết kế có mặt số mang cảm hứng của bộ điều chỉnh âm thanh Equaliser trong phòng thu, phản chiếu sự xuất hiện của đèn đồng hồ âm lượng kế (VU) giống như đèn có trên bảng điều khiển ghi âm. Trong khi đó, các đinh tán có kết cấu gợi nhớ đến giắc cắm và bộ phận bảo vệ nút xoay được lấy cảm hứng từ bộ chỉnh âm lượng trên bảng điều khiển.
Tất cả các mẫu đều có mặt sau bằng sapphire với họa tiết trang trí mang tính biểu tượng của Haute Horlogerie, chẳng hạn như Côtes de Genève, đánh bóng satin, tạo vân tròn, các đường nét và các đường vát được đánh bóng. Trên lớp kính sapphire có phần titanium khắc dòng chữ “Phiên bản giới hạn 500 chiếc” (hoặc “Phiên bản giới hạn 250 chiếc” với mẫu Ceramic đen), mang đến một cái nhìn độc đáo về các bộ chuyển động tự lên cót cung cấp năng lượng cho chúng.
Mùa hè năm ngoái, Chanel đã ra mắt bộ sưu tập J12 Electro - trong đó có đồng hồ bằng thép đen mờ và vàng trắng làm bằng gốm sứ đen mờ với viền sapphire cầu vồng - dường như được lấy cảm hứng từ tình yêu của giám đốc sáng tạo sản xuất đồng hồ Arnaud Chastaingt của thương hiệu đối với hình ảnh sân khấu âm nhạc thập niên 90 ở Paris.
Dòng J12 được làm bằng chất liệu gốm chịu lực cao và thép không gỉ của. Hiệu ứng rainbow Electro được áp dụng tinh tế trên các điểm chỉ giờ trên mặt số sơn mài màu đen hoặc các chỉ báo trên viền bezel xoay đơn hướng. Dây đeo và núm vặn chống nước cũng được chế tác từ thép và gốm chịu lực cao mài tròn tạo nên sự hòa hợp tổng thể giữa thời trang và phong cách.
Men&life
Bình Luận