Cúm A là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông - xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa (cúm do mùa). Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus : H1N1, H5N1, H7N9.
Cúm A là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông - xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa (cúm do mùa). Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus : H1N1, H5N1, H7N9.
Cúm A lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi, giọt nước li ti dính virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, bệnh cúm A có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi tập trung nhiều người như các lễ hội mùa xuân, trường học, khu vui chơi,…
Bệnh cúm A thường xuất hiện nhiều hơn trong các dịch bệnh cúm mùa và gây ra các đại dịch vì virus cúm A có khả năng thay đổi và phân nhóm nhanh tạo ra các chủng mới từ mùa cúm này sang mùa cúm khác.
Việc tiêm phòng cúm trong quá khứ sẽ không ngăn ngừa nhiễm trùng từ một chủng mới ở hiện tại. Hơn nữa, các loại chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của virus loại A, nên nó còn được gọi là cúm gia cầm. Virus cúm A có thể lây lan cả trên động vật và con người.
Cúm thường và cúm A có các triệu chứng bệnh tương đối giống nhau. Tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng đặc thù của mỗi bệnh. Các triệu chứng bệnh cảm cúm thông thường chỉ dừng ở mức độ nhẹ và dễ điều trị, chóng khỏi trong khoảng vài ba ngày, đôi khi lâu hơn là một tuần. Nếu được kê thuốc và điều trị chính xác, bệnh cúm thường sẽ nhanh khỏi và hầu như không để lại biến chứng gì.
Những người mắc bệnh Cúm A ban đầu có thể có những biểu hiện như bệnh cúm thường (Ảnh: Internet)
Những người mắc bệnh Cúm A ban đầu có thể có những biểu hiện như bệnh cúm thường như: chảy nước mũi, ho, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, người mệt mỏi, nhức cơ... . Ngoài ra, người bệnh cúm A còn có một số triệu chứng điển hình sau:
- Ho.
- Đau nhức đầu.
- Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.
- Sốt cao trên 38.5 độ và sốt kéo dài.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương, cơ nặng, tê bì chân tay.
- Buồn nôn, nôn mửa ( dấu hiệu này thường thấy ở trẻ em).
- Nhiều khi bệnh nặng người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, viêm phổi.
Cúm A là căn bệnh do virus gây nên. Cúm A có thể phát triển thành ổ dịch lớn, bùng phát trên một diện rộng trở thành dịch lây lan trên cả nước, thậm chí là trên toàn thế giới.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh cúm A ở người do các chủng cúm A phổ biến nhất là H1N1, H3N2 và H5N1. Virus lây truyền qua đường hô hấp mỗi khi người bệnh sổ mũi hay hắt hơi, những tiết dịch trong cơ thể người cúm thoát ra môi trường bên ngoài sẽ mang theo một lượng virus cúm A. Người bình thường khi tiếp xúc trực tiếp với những tiết dịch này sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh cúm A.
Virus lây truyền qua đường hô hấp mỗi khi người bệnh sổ mũi hay hắt hơi (Ảnh: Internet)
Bản chất của virus cúm A là lipoprotein. Đa số các phân nhóm của loại virus này có sức đề kháng yếu, dễ dàng bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời, bị tiểu diệt ở nhiệt độ lớn hơn 56 độ C,… Tuy nhiên, khi tồn tại ở môi trường bên ngoài trong điều kiện bình thường, đặc biệt là vào thời điểm thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, virus cúm A có thể tồn tại hàng giờ, thậm chí là tồn tài trong vài ngày.
Với những đặc tính nguy hiểm của virus cúm A, một người có thể bị nhiễm bệnh bởi các nguyên nhân sau đây:
- Do tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm cúm qua giao tiếp. Người bình thường bị những tiết dịch trong cơ thể của người bệnh như nước mũi, họng khi hắt xì, sổ mũi, xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp như hít hoặc nuốt phải.
- Do sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (chén, bát, thìa, dĩa, khăn…) với người bị nhiễm bệnh cúm A, hoặc vô tình chạm vào những đồ gia dụng trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ, tay nắm cửa…) và sau đó đưa tay lên mũi, miệng cũng có khả năng lây nhiễm cúm A cao.
- Do tiếp xúc với động vật bị nhiễm cúm A. Bệnh nhân cũng có thể bị lây bệnh từ các loài động vật như lợn, ngựa hay các loài chim, gia cầm.
Một số đối tượng có nguy cơ mắc cúm A cao hơn những người khác. Cụ thể là những người có hệ miễn dịch yếu dễ dẫn tới nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến cúm A như trẻ em, người lớn tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai. Những đối tượng này cần phải lưu ý thường xuyên theo dõi triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời khi bị nhiễm cúm A, vì trong một vài trường hợp cúm A có thể dẫn đến tử vong.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh cúm A có thể tự khỏi sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước. Tuy nhiên, tùy vào mức độ và tình trạng nhiễm bệnh của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus để chống lại nhiễm trùng như: Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab).
Những loại thuốc này được dùng để làm giảm khả năng virus cúm A lây lan từ tế bào này sang tế bào khác và làm chậm quá trình lây nhiễm của nó. Mặc dù các loại thuốc này có hiệu quả trong việc điều trị cúm A nhưng chúng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và nôn. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này hoặc tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi thì nên ngừng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn.
Mặt khác, điều trị bằng thuốc không kê đơn cũng có thể làm giảm các triệu chứng cúm. Tuy nhiên bệnh nhân cần chú ý cung cấp đủ nước và dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng của cơ thể.
** Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị cúm A mà không có chỉ định của bác sĩ.
Tuy là căn bệnh có diễn biến đơn giản và là nguyên nhân chủ yếu gây cúm ở người nhưng cúm A có thể vẫn gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện kịp thời và điều trị các triệu chứng nặng của bệnh.
Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của cúm A:
Biến chứng phổi
Virus cúm A là một loại virus có khả năng tấn công và hủy hoại các tế bào hô hấp, phần lớn là ở phổi. Chính vì vậy những biến chứng hay gặp nhất khi mắc cúm A thường xảy ra ở phổi.
Virus cúm A có khả năng tấn công và hủy hoại các tế bào hô hấp (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy giảm như trẻ em hay phụ nữ có thai có nguy cơ bị bội nhiễm virus cúm A và khởi phát các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Dấu hiệu nhận biết biến chứng này là khi xem phim chụp X-Quang hoặc chụp cắt lớp ở ngực. Có 18% người bị bệnh tim sau khi mắc cúm A sẽ có biểu hiện của biến chứng ở phổi và 80% sẽ tử vong cho dù có điều trị tích cực.
Những biến chứng phổi khi bị cúm A rất nguy hiểm và cần phải được phát hiện sớm để có những biện pháp xử lý kịp thời. Trường hợp cúm A gây biến chứng ở phổi thường xảy ra sau khoảng 4 đến 14 ngày sau khi nhiễm bệnh. Người bệnh bị biến chứng sẽ sốt cao trong nhiều ngày, ho ra đờm đặc có lẫn máu, đau tức ngực, khi tiến hành chụp X- Quang sẽ thấy phổi bị tổn thương một cách rõ rệt.
Biến chứng với trẻ em
Trẻ em là đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó virus cúm A dễ dàng để lại những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng với bà bầu
Cúm A ảnh hưởng trực tiếp tới những bà mẹ mang thai. Virus cúm A gây sốt, sổ mũi, đau họng … làm rối loạn trao đổi chất, ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhị. Bên cạnh đó, virus cúm A còn có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể của thai nhi và gây nên những chứng bệnh nguy hiểm cho thai nhi như sứt môi, tụ huyết ở não, bệnh tim, dị dạng hoặc sinh non. Trẻ sinh non do người mẹ mắc bệnh cúm rất khó bảo toàn được tính mạng.
Cúm A ảnh hưởng trực tiếp tới những bà mẹ mang thai (Ảnh: Internet)
Virus cúm A hoạt động mạnh nhất khi người mẹ đang mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu. Do vậy, các bà mẹ cần phải chủ động phòng ngừa cũng như điều trị cúm trong thời gian này để tránh những biến chứng có thể xảy ra với mình cũng như thai nhi.
Như đã nói ở trên, bệnh cúm A lây lan rất nhanh, mọi người đều có thể mắc phải Cúm A. Vì vậy, thực hiện các biện pháp phòng tránh cúm A hết sức quan trọng. Để phòng cúm A, mỗi người cần phải tuân thủ theo các biện pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Cần lưu ý hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
- Giữ gìn vệ sinh chung: Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, ở nơi đông người. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủy tay hoặc giấy ăn. Tiến hành vệ sinh nhà cửa, trường học, cơ quan thường xuyên.
Thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn (Ảnh: Internet)
- Chủ động tiêm phòng Cúm A. Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vắc xin cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3-4 loại vi rút cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó.
7.1. Bị cúm A nên ăn gì?
Ăn gì khi bị cúm A để nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe là mối quan tâm của rất nhiều người. Về cơ bản bệnh nhân cúm A nên tiêu thụ những thực phẩm dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng và uống nhiều nước. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị mắc Cúm A.
Các nhà nghiên cứu cho biết uống nước trong thời kỳ bị cúm A là rất quan trọng và cần thiết. Nếu bổ sung thêm chất điện giải trong nước thì càng tốt. Khi bị cúm A, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, đổ mồ hôi nhiều, nhạt miệng, chán ăn, do đó cần bổ sung nước điện giải để giữ nước cho cơ thể.
Người bệnh có thể dùng oresol hoặc uống nước dừa giúp bổ sung natri và kali cũng như chất lỏng.
Bù nước, bù điện giải khi bị sốt do cúm A (Ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bệnh cúm A thường có liên quan đến các triệu chứng hô hấp trên. Do đó, uống nước ấm sẽ giúp mở đường hô hấp, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Trong đó, nước trà xanh có pha thêm vài giọt mật ong có chứa chất chống oxy hóa cao làm dịu họng và giảm ho.
Súp gà
Món súp gà đặc biệt tốt cho người bị cúm A. Chúng cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Thịt gà cung cấp nhiều chất đạm, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, mùi thơm đặc trưng của món súp gà có thể làm lỏng chất nhầy và thông mũi hơn. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng súp gà giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn.
Khi bị cúm A, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, protein để giúp tăng sức đề kháng và khả năng phục hồi. Trong đó, các loại protein thực vật có trong các loại đậu, và nhất là đậu Hà Lan sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy vitamin C giúp giảm thời gian cảm lạnh và cúm A. Nước cam là nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời cho người bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân cúm A không nên uống quá 2 cốc nước cam 1 ngày, vì uống quá nhiều nước cam có thể làm ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
Nước cam là nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời cho người bệnh (Ảnh: Internet)
Trái cây và các loại rau tươi nhiều màu sắc chứa các chất chống ôxy hóa có vai trò giữ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Bệnh nhân bị cúm A sẽ mau chóng phục hồi sức khỏe hơn nếu tăng cường sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống từ trái cây, rau xanh.
Thực phẩm giàu kẽm rất cần cho những người mắc bệnh cúm A . Nghiên cứu cho thấy chất kẽm giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ miễn dịch và việc bổ sung kẽm có thể làm giảm thời gian ủ bệnh cảm lạnh thông thường.
Các bác sĩ cho biết các loại thực phẩm hoặc đồ uống có gừng cũng có thể làm giảm các vấn đề về dạ dày liên quan đến cúm A. Gừng là thuốc chống viêm và có hiệu quả chống lại buồn nôn. Vì thế, người bệnh hãy cho gừng vào các loại trà hoặc súp hoặc tự tạo ra loại thuốc bổ chữa bệnh bằng cách pha với nước gừng tươi.
7.2. Bị cúm A không nên ăn gì?
Rượu có chứa rất nhiều thành phần không tốt, chẳng hạn như đường, vì vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường đường và carbohydrate. Rượu cũng gây ra nhiều áp lực lên gan, can thiệp vào khả năng phục hồi của cơ thể. Hỗn hợp rượu đặc biệt có hại cho sự phục hồi của người bị cúm A.
Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cúm A, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và bệnh không được trị dứt điểm.
Caffein trong cafe khiến nhiều người bị mệt mỏi và lâu khỏi hơn (Ảnh: Internte)
Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cúm A, người bệnh nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại bệnh.
Khi bị cúm A, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng.
Khi mắc cúm A, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá… khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.
Theo PNVN
Bình Luận