Vào tháng 10 năm ngoái, hãng XTI Aircraft đã trình làng chiếc máy bay phản lực cá nhân TriFan 600 và gây nên hiệu ứng tò mò với đám đông. Bởi lẽ, với ba chiếc cánh cố định bé nhất thế giới, TriFan 600 có khả năng cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (VTOL).
Trong số những dự án phát triển phản lực được chào hàng tại hội nghị của NBAA (National Business Aviation Association - Hiệp hội Kinh doanh Hàng không Quốc gia), chiếc XTI TriFan 600 trình diễn khả năng kết hợp giữa tính năng của trực thăng và phản lực có cánh cố định thành một phương tiện hàng không thương mại linh hoạt.
Chiếc máy bay này là đứa con tinh thần của David Brody, một luật sư từ Denver. Khái niệm này đã được chỉnh sửa theo hợp đồng của Bye Aerospace, đứng đầu là George Bye, người đã phát triển động cơ đẩy bằng điện cho máy bay. Ý tưởng ban đầu của Brody là cho hai động cơ tua-bin trục điều khiển những quạt hút gió cho phép máy bay bay lên thẳng hoặc đáp xuống và sau đó chuyển đổi sang điều khiển bình thường. Trong việc thiết kế lại hệ thống động cơ, Bye đổi mới động cơ kép thành một động cơ hoạt động như một máy phát điện cung cấp năng lượng cho động cơ điện kép trên 3 quạt lớn. Tầm nhìn của Bye là sử dụng động cơ, chẳng hạn như động cơ trục tua-bin Honeywell HTS900, để tạo ra khoảng 1.000 mã lực trục hoặc 734 kilowatt điện. Hệ thống điện lai (hydric) cũng sạc điện nguồn hỗ trợ với mức công suất cao, chẳng hạn như VTOL. Điện nguồn cũng cung cấp điện khẩn cấp để hạ cánh nếu động cơ tua-bin không hoạt động. Nếu hệ thống điện nguồn không hoạt động, động cơ với ba máy phát dự phòng của nó có thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Nếu bất kỳ một trong hai động cơ điều khiển cánh quạt bị lỗi, cái còn lại vẫn có thể cung cấp năng lượng đầy đủ . Cuối cùng, nếu tất cả đều bị lỗi, máy bay sẽ được trang bị một cái dù chuyên dụng để hạ cánh xuống mặt đất một cách an toàn.
Đối với VTOL, cửa hậu của cabin trượt về phía trước, để lộ quạt ngang, tương tự như trên máy bay tiêm kích Lockheed Martin F-35B Lightning II VTOL.
Giám đốc điều hành của XTI, Robert LaBelle, cho biết công ty đang tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật về lên kế hoạch bay một mô hình giống khoảng 60% bản thiết kế vào cuối năm 2018. Ông hy vọng chiếc máy bay bằng vật liệu tổng hợp này sẽ được bán với giá khoảng 6,5 triệu đô la (148 tỷ đồng) và có hành trình dài nhất tại 300 KTAS với độ cao tối đa 8,84 km. Nếu bay lên thẳng, phạm vi sẽ vào khoảng 965,6 km. Nếu khi cất cánh từ một đường băng, phạm vi mở rộng đến 1931,2 km. Với trọng lượng khi cất cánh tối đa theo kế hoạch dưới 2.721 kg, ông hy vọng Cục Hàng không Liên bang Mỹ - FAA sẽ đồng ý xác nhận nó theo quy định mới của Điều luật 23, điều này sẽ đẩy nhanh và đơn giản hóa quy trình chứng nhận.
LaBelle dự đoán rằng với chi phí vận hành mỗi giờ khoảng 350 đô la (8 triệu đồng), TriFan 600 sẽ dễ dàng vượt qua chi phí vận hành của bất kỳ máy bay phản lực tua-bin hoặc máy bay phản lực nhẹ nào. “Một công ty sử dụng nó 1.000 giờ một năm sẽ tiết kiệm được 1 triệu đô la (tương đương 22,7 tỷ đồng) chi phí vận hành so với các máy bay khác”, ông nói.
Tuy nhiên, có rất nhiều thứ phải thực hiện, bao gồm cả tài trợ cho dự án. Cho đến nay, Brody đã tài trợ hầu hết trong giai đoạn phát triển. Một chiến dịch kêu gọi viện trợ trực tuyến đang cố gắng huy động một số tiền cho việc vận hành hàng ngày trong khi LaBelle và những người khác tìm kiếm nhà đầu tư.
Trong khi đó, ngoài Bye và LaBelle, cựu Giám đốc Điều hành công ty sản xuất máy bay trực thăng và trực thăng dân sự của Bắc Mỹ AgustavWestland (nay được gọi là Leonardo), dự án còn đã thu hút sự tham gia của cựu Chủ tịch của Cessna - Charlie Johnson; Alec Couvelaire - cựu chủ sở hữu của Mooney Aircraft và người tham gia trong sự phát triển ban đầu của động cơ tua-bin cánh quạt TBM 700; Tom Bowen - cựu kỹ sư của Mooney và chủ tịch của Lancair; và nhiều người khác có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển và sản xuất máy bay.
Hoàng Phúc (Tổng hợp)
menandlife.vn
Bình Luận