Từ "Nghĩ giàu, làm giàu" của Napolean Hill đến "Gã nghiện giày" của Phil Knight, mỗi cuốn sách đem đến cho người đọc những bài học quý báu về kinh doanh.
Đằng sau mỗi cuốn sách là những bài học thú vị, được tích lũy từ trải nghiệm thực tế của tác giả. Dưới đây là 8 cuốn sách kinh doanh hay nhất, đi kèm những bài học đắt giá mà bạn nên tham khảo.
1. Nghĩ giàu, làm giàu - Napolean Hill
Ảnh: Tiki.
Bài học: Bạn có thể đạt được bất cứ thứ gì nếu bạn thực sự hiểu và tin tưởng vào chúng.
Suy nghĩ là nguồn động lực mạnh mẽ. Tập trung và dồn quyết tâm vào những “mục tiêu rõ ràng”. Điều quan trọng là bạn phải kiên trì đối mặt với những trở ngại, khó khăn trên con đường thành công.
Napoleon Hill lấy những câu chuyện từ các triệu phú như Henry Ford, Andrew Carnegie, và Thomas Edison để minh họa cho các nguyên tắc làm giàu.
2. Cha giàu, cha nghèo - Robert Kiyosaki
Ảnh: Tiki.
Bài học: Nhận biết sự khác biệt giữa tài sản và khoản nợ.
Có nhiều yếu tố khiến người giàu ngày càng giàu hơn. Họ hiểu sự khác biệt cơ bản giữa tài sản và nợ phải trả - điều người bình thường thường nhầm lẫn. Tài sản mang lại tiền bạc, ngược lại, các khoản nợ khiến bạn mất tiền. Người giàu là chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Tài sản là những thứ tạo ra tiền, sau đó, mới dùng lợi nhuận để mua những thứ xa xỉ. Tiêu sản (khoản nợ) là những thứ lấy tiền của họ.
Cuốn sách kể về Kiyosaki và hai người cha của ông. Cha ruột là cha nghèo và cha nuôi - bạn thân của cha ruột - là cha giàu. Hai người đều dạy và cho Kiyosaki những lời khuyên rất hữu ích về tiền bạc và đầu tư.
Người giàu không làm việc để kiếm tiền, họ bắt tiền làm việc cho họ, trong khi đó, người nghèo chỉ biết làm việc, nhận lương mà không biết họ làm việc vì mục đích gì.
3. Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả - Michael Gerber
Ảnh: Tiki.
Bài học: Doanh nghiệp là mục tiêu để làm việc chứ không phải là địa điểm đến làm việc.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều xuất phát từ doanh nhân, nhà quản lý, kỹ thuật viên,… Tuy nhiên, khi thành lập doanh nghiệp, họ có xu hướng làm những công việc chuyên môn và phớt lờ các yếu tố quan trọng khác trong kinh doanh.
4. 22 quy luật bất biến trong marketing - Al Ries và Jack Trout
Ảnh: Tiki.
Bài học: Marketing là cuộc chiến về nhận thức, chứ không phải về sản phẩm.
Bạn luôn muốn là “người đầu tiên”. Trong bối cảnh cạnh tranh trực tuyến hiện tại, một kẻ chuyên đi copy khó có cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Tất nhiên, không phải cứ là “người đầu tiên” sẽ thành công, bởi bạn cần thêm 2 yếu tố nữa. Thứ nhất, thời điểm dẫn đầu. Thứ hai, các ý tưởng đừng quá điên rồ.
5. Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie
Ảnh: Tiki.
Bài học: Hãy nhớ rằng, tên của một người là âm thanh ngọt ngào và quan trọng nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào.
Đây là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử, với hơn 15 triệu bản từ năm phát hành 1936. Carnegie tin rằng thành công đến từ khả năng giao tiếp thay vì vốn hiểu biết. Trong cuốn sách này, ông dạy độc giả cách trân trọng những người khác và khiến họ cảm thấy được trân trọng.
6. Gian nan chồng chất gian nan - Ben Horowitz
Ảnh: Tiki.
Bài học: Trân trọng sự kỳ lạ, nền tảng và bản năng của bạn.
Horowitz cho rằng không có công thức nào để đối phó với khó khăn. Mặc dù nhiều cuốn sách kinh doanh có xu hướng đưa ra các giải pháp cho các thách thức, tuy nhiên, đó không phải là giải pháp duy nhất.
7. Chiến lược đại dương xanh - W. Chan Kim và Renée Mauborgne
Ảnh: Tiki.
Bài học: Tránh việc ganh đua với đối thủ cạnh tranh, thay vào đó, hãy tập trung xây dựng những bước nhảy vọt cho công ty.
Hầu hết các thị trường là đại dương đỏ. Thị trường đầy máu bởi tất cả cá mập đều ăn cùng một nhóm cá nhỏ. Theo thời gian, sự quá tải của “đại dương đỏ” dẫn đến sự phát triển của các thị trường nhỏ. Nếu bạn tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, bạn cần tạo ra một đại dương xanh cho riêng mình – nơi không ai cũng có thể lao vào.
8. Gã nghiện giày - Phil Knight
Ảnh: Tiki.
Bài học: Đừng nói với mọi người cách làm, hãy chỉ cho họ biết họ phải làm gì
Trong danh sách những cuốn sách cần đọc của Bill Gates, Phil Knight, đồng sáng lập Nike đã chia sẻ câu chuyện về một người đàn ông đã vay 50 USD từ cha của ông để đăng ký thành lập công ty, hiện nay, doanh thu mỗi năm của công ty là 50 tỷ USD. Công ty đó chính là Nike.
Theo CafeBiz
Bình Luận