Du lịch được dự đoán hồi phục trong tương lai gần, trở thành ngành được nhiều sinh viên lựa chọn và các trường đầu tư giảng dạy, trong đó có ĐH Nguyễn Tất Thành.
Trên các diễn đàn tuyển sinh, có rất nhiều bạn trẻ đăng những thắc mắc về ngành du lịch. Phần lớn các bạn lo lắng rằng liệu học ngành du lịch có phải là sự lựa chọn mạo hiểm khi dịch bệnh vẫn đang phức tạp, liệu học du lịch ra thì có bị thất nghiệp hay không.
ThS. Trương Quang Trị - Phó khoa Du lịch và Việt Nam học, Đại học Nguyễn Tất Thành nhận định: “Mặc dù hiện nay du lịch là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19, nhưng khi cuộc sống trở lại guồng quay bình thường, lĩnh vực này chắc chắn sẽ bùng nổ. Điều quan trọng hơn là trong giai đoạn khó khăn này, cả nhà nước và các doanh nghiệp đều đang cố gắng tái cấu trúc các sản phẩm và nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao năng suất lao động.”
Khoa Du lịch và Việt Nam học của ĐH Nguyễn Tất Thành được đầu tư. Ảnh chụp trước thời điểm dịch bùng phát.
Nói về cơ hội nghề nghiệp, ThS. Trị chia sẻ thêm: “Theo thống kê, Quản trị kinh doanh Du lịch nói chung là một trong các nghề mang đến thu nhập “khủng”. Hiện nay, thị trường du lịch trong nước và quốc tế đang phát triển mạnh, đồng nghĩa với nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này gia tăng. Học ngành du lịch hứa hẹn bạn sẽ có nghề nghiệp vững bền trong tương lai.
Các bạn cũng có nhiều công việc để lựa chọn như nhân viên dẫn tour du lịch nội địa và quốc tế, chăm sóc khách hàng, tư vấn và sale tour du lịch... hoặc đảm trách vị trí quản lý nhân sự cho công ty du lịch, quản lý và sắp xếp tour lữ hành, chuyên viên các sở Du lịch... Với nhiều cơ hội việc làm, các bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng đến vấn đề “thất nghiệp”.
Sinh viên Du lịch thực tập tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM). Ảnh chụp trước thời điểm dịch bùng phát.
Để đón đầu xu hướng này, ngành Du lịch thuộc khoa Du lịch và Việt Nam học của ĐH Nguyễn Tất Thành rất đầu tư vào công tác đào tạo. Thế mạnh của Khoa là đào tạo chú trọng thực tế, sinh viên được trang bị nhận thức đúng đắn và định hướng nghề nghiệp rõ ràng, hiểu sự vận hành của ngành, có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và độc lập sau khi ra trường.
Để làm được điều này, Khoa xây dựng nền tảng lý thuyết bám sát hoạt động thực tiễn. Đội ngũ giảng viên là sự kết hợp hài hòa của những thầy cô giàu kinh nghiệm, cùng những giảng viên trẻ. Sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức căn bản, bài học kinh nghiệm giá trị, mà còn tiếp cận nhiều điều mới mẻ, xu thế phát triển của thế giới. Môi trường này là mảnh đất màu mỡ để đến gần kiến thức, phát triển bản thân.
Chuyến đi thực tập tại Nha Trang của sinh viên Du lịch. Ảnh chụp trước thời điểm dịch bùng phát.
Trong 50% thời gian theo học, sinh viên có cơ hội thực tập kỹ năng chuyên môn, thử nghiệm khả năng chinh phục khách hàng… ở môi trường thực tế khi tham gia những tour xuyên Việt, miền Tây, Tây Nguyên, các nước Đông Nam Á…
Những chuyến đi thực tế giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, xác định đam mê cũng như tiếp thêm niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước, vốn là yêu cầu đặc biệt ở sinh viên ngành này. Trước khi dịch bùng phát, thầy cô đã tổ chức các chuyến đi TP.HCM - Đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM - Nha Trang - Đà Lạt.
Chương trình thực tập nhận thức “Hành trình trên đất phù sa” của khóa 2019. Ảnh chụp trước thời điểm dịch bùng phát.
Đặc biệt, Khoa còn hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn trong nước và quốc tế. Điều này giúp sinh viên có điều kiện cọ sát với môi trường thực tế và nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trong tương lai, ngành du lịch chắc chắn sẽ “hồi sinh” và tiếp tục phát triển. Khoa Du lịch và Việt Nam học, ĐH Nguyễn Tất Thành chào đón bạn trẻ đam mê lĩnh vực này, muốn chuẩn bị tốt cho thời kỳ hậu Covid-19.
Chuyến thực tập mang đến nhiều trải nghiệm quý giá cho sinh viên
ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh theo 4 phương thức. Đầu tiên, trường xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 theo tổ hợp môn.
Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học bạ đạt một trong các tiêu chí đề ra. Cụ thể, tổng điểm trung bình (ĐTB) một học kỳ (HK) lớp 10 + ĐTB một HK lớp 11 + ĐTB một HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học); tổng điểm trung bình ĐTB HK1 lớp 10 + ĐTB HK2 lớp 10 + ĐTB HK1 lớp 11 + ĐTB HK2 lớp 11 + ĐTB HK1 lớp 12 đạt từ 30 trở lên; điểm tổ hợp môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên; điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6 trở lên.
Phương thức 3: Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 550 điểm trở lên.
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng, ưu tiên thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, tay nghề Asean và quốc tế; thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.
Độc giả tham khảo thông tin chi tiết tại website hoặc fanpage.
Men&life
Bình Luận