Hiện nay người trẻ thường dễ sa vào sai lầm, rằng mình phải kiếm tiền thật nhanh, thật nhiều, để trở thành người thành công. Nhưng thực ra không phải vậy, người thành công, là người biết làm một điều đúng vào đúng thời điểm.
Sau khi quyết định và bàn bạc với gia đình, mẹ cậu ấy rất ủng hộ ý kiến ra nước ngoài, nhưng cô ấy lại nghĩ rằng, con mình là sinh viên tốt nghiệp đại học hẳn hoi, sao lại phải đi làm công nhân, làm phục vụ. Cô ấy cho là con trai có thể sang bên đó học một văn bằng, hoặc chỉ đơn giản là sang trau dồi thêm ngoại ngữ, chứ không cần phải đi làm lụng vất vả.
Nhưng cậu em tôi nghe xong tất nhiên không đồng ý, cảm thấy công việc không phân cao thấp sang hèn, chỉ cần kiếm tiền chân chính, không phạm pháp, không hại người thì nghề nào cũng như nghề nào.
Đúng là công việc không phân cao thấp sang hèn, đường đường chính chính kiếm tiền bằng năng lực bản thân chẳng có gì sai.
Nhưng vấn đề quan trọng không phải là bây giờ đi làm được bao nhiêu tiền mà là tương lai bạn sẽ phát triển đến mức độ nào, bạn sẽ kiếm tiền bằng cách nào.
Một công việc lí tưởng phải thỏa mãn hai yếu tốt, sự cân bằng và mức linh hoạt. Cân bằng, tức là bạn cống hiến một phần, thì cũng phải nhận được bằng hoặc hơn một phần, còn linh hoạt nghĩa là phải tính xa tính rộng được, bạn phải nhìn ra được một con đường tương lai ngày càng rộng lớn, chứ không phải mỗi lúc một hẹp lại.
Rất nhiều người chọn việc chỉ nhìn vào tiền lương trước mắt mà không quan tâm mình sẽ phải bỏ ra bao nhiêu công sức. Đây chính là khái niệm thù lao đầu tư. Tỷ lệ thù lao - công sức phải được cân bằng. Theo thời gian, khi tuổi tác tăng dần, người ta sẽ càng mong cải thiện tỷ lệ này. Càng lớn tuổi, người ta càng mong có thêm lựa chọn và có thể thăng tiến, thay vì cứ giậm chân tại chỗ.
Ví dụ như những người đi Nhật Bản xuất khẩu lao động làm lao động trong các nhà máy, lương mỗi tháng của họ rất cao, gấp 7, 8 lần lương kiếm được trong nước. Nếu coi "tiền vốn" họ bỏ ra để hoàn thành công việc này là 100% thì trong đó thể lực chiếm 50%, thời gian chiếm 40%, kĩ năng 10%, năng lực tổ chức 0%.
Nhìn vào con số này ta có thể nhận thấy một số vấn đề sau:
1. Thể lực và thời gian chiếm tỉ trọng rất lớn, nhưng theo dòng thời gian, cả hai đều sẽ suy giảm.
2. Tỉ trọng kĩ năng quá nhỏ, hơn nữa trừ phi tương lai vẫn làm trong nhà xưởng nếu không thì kĩ năng này cũng không thể vận dụng được.
3. Năng lực tổ chức bằng không, nhưng năng lực này lại là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao giá trị bản thân của bạn trong tương lai.
Đừng chỉ nhìn cái lợi trước mắt mà phải phân tích kĩ càng tỉ lệ các yếu tố bên trong như thể lực, thời gian, kĩ năng, năng lực tổ chức,...
Bạn nên hạn chế kiếm tiền bằng cách đánh đổi những thứ "hữu hạn" như thể lực và thời gian, hãy cố gắng dùng tri thức, kĩ năng, năng lực tổ chức đã được học để có thể vừa kiếm được tiền vừa tích lũy kinh nghiệm, có ích cho con đường tương lai.
Công việc đáng làm là một công việc có tính tích lũy, như tích lũy kinh nghiệm, tích lũy quan hệ,... để lâu dần, giá trị bản thân của bạn sẽ tăng lên.
Nói cách khác, những loại công việc không có tính tích lũy chỉ nên làm khi còn đang học đại học, còn khi đã tốt nghiệp thì không nên, nếu không năm mười năm sau bạn sẽ nhận ra, dù đã cố gắng nhiều năm nhưng bạn cũng chẳng thu được bao nhiêu thứ hữu dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn tìm được công việc như ý, vậy phải làm sao? Dưới đây là hai cách có thể giúp bạn.
1. Tận dụng thời gian sau tan làm để học thêm
Bạn có thể học thêm một số kĩ năng mới, ví dụ như tin học, ngoại ngữ, kĩ năng mềm, kĩ năng quản lí,... Những kĩ năng này chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc.
2. Học cách đầu tư kiếm tiền
Đầu tư cũng có tính tích lũy, khi bạn học cách đầu tư, bạn vừa có thêm thu nhập vừa tích lũy được kinh nghiệm, khả năng quan sát, phân tích,...
Theo Trí thức trẻ
Bình Luận