Francis Joyon và đoàn thủy thủ của ông đã hoàn thành chặng 2 trong hành trình đến châu Á của IDEC SPORT trong đêm, đặt ra giờ tham chiếu cho chuyến đi giữa Mauritius và TP. HCM ở Việt Nam.
Sau khi thiết lập kỷ lục solo mới cho chặng đường Mauritius Route vào tháng trước, người nắm giữ cúp Jules Verne và cũng là người chiến thắng chặng Route du Rhum gần đây nhất, đã đến Việt Nam vào lúc 3 giờ, 27 phút 54 giây UTC (tức lúc 10 giờ, 27 phút, 54 giây giờ địa phương) vào thứ Tư ngày 4 tháng 12, sau 12 ngày, 20 giờ, 37 phút và 56 giây di chuyển giữa Mauritius và Việt Nam.
Francis Joyon cùng với Christophe Houdet, Bertrand Delesne, Antoine Blouet và con trai của mình là Corentin rời Mauritius vào ngày 21 tháng 11, thiết lập giờ tham chiếu mới cho tuyến đường khác dành cho các tay đua đại dương hiện đại, đưa họ từ Mauritius đến TP. HCM, đi ngang qua Ấn Độ Dương và Biển Đông. Sau 12 ngày, 20 giờ, 37 phút và 56 giây phiêu lưu trên đại dương trong nhiều thử thách và bất ngờ, IDEC SPORT đã thả neo tại TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) sáng nay, vào cuối chặng đường mà theo lý thuyết dài khoảng 4.000 dặm (gần 6.438 km), nhưng trên thực tế do ảnh hưởng của thời tiết, Francis và đồng đội của mình đã lái thuyền 5.400 dặm (gần 8.691 km) từ Ấn Độ Dương đến Biển Đông. Chạy với tốc độ cao, qua các đoạn với điều kiện yên tĩnh bằng phẳng, đến vùng sóng to của Nam Đại Dương, các vùng biển động khó nhằn giữa Biển Đông và vùng Java, một sa mạc hàng hải và các tuyến đường vận chuyển hàng hoá bận rộn, cái lạnh gay gắt của Nam Cực và sức nóng không thể chịu đựng được của Indonesia… Đó quả thật là một cuộc phiêu lưu lớn nhưng đã được lường trước bởi 5 người thuỷ thủ tài giỏi, những con người bị mê hoặc bởi những cảnh tượng kỳ diệu và khác thường của các vùng biển ở Viễn Đông.
© Quinn Ryan / Alea / IDEC SPORT
Ba sắc thái xám
Francis, Corentin, Christophe, Bertrand và Antoine đã trải qua một chuyến đi lịch sử với trải nghiệm của ba sắc thái xám. Đó là màu xám nhạt của Nam Đại Dương, xám mờ của eo biển Karimata giữa Sumatra và Borneo, đường chân trời xám xịt của Biển Đông, nơi bị khuấy động bởi dòng không khí NE’ly mạnh mẽ. Khi thả thuyền vào Nam Đại Dương, đoàn thuỷ thủ đã nhanh chóng trở về các vĩ độ nóng và thậm chí là sôi sục; sau khi băng qua Đường Xích Đạo, họ tổ chức ăn mừng ngay bờ biển Borneo, đặc biệt dành cho Antoine Blouet – khi anh có những trải nghiệm thú vị đầu tiên tại đây.
Tăng tốc tối đa ở Nam Ấn Độ Dương
Màu trời xanh và vùng biển xanh ngọc của Mauritius đã sớm nhường chỗ cho ánh sáng kỳ lạ của Nam Đại Dương. Nhắm đến eo biển Sunda, đường vào biển Trung Quốc, Francis và thủy thủ đoàn của ông được hỗ trợ bởi chuyên gia thời tiết trên bờ - Christian Dumard, ông đã lặn xuống biển một đoạn dài hướng 37 độ Nam. Mối quan tâm chính trong chuyến hành trình Châu Á dài 27.000 dặm (gần 43.453km) này là việc bảo trì cho thuyền và thiết bị, vì họ có thể phải dừng ở bất kì nơi đâu trong suốt cuộc hành trình. Do đó, họ đã cố gắng để được thuận buồm xuôi gió càng nhiều càng tốt, lựa chọn tăng tốc trên tuyến đường ngắn nhất. Khoảng cách 3.000 dặm (4.828 km) giữa Mauritius và miền nam Sumatra trở thành 4.200 dặm (6.759 km) căng buồm trong chùm gió mậu dịch NE'ly ở Ấn Độ Dương. Với mức trung bình gần 23 hải lý trên mặt nước, họ đã tạo được một số thành công vượt bậc, 750 dặm (1.207 km) trong 24 giờ mà chiếc thuyền không hề có vấn đề gì, mà ngược lại thuỷ thủ đoàn rất thích những trải nghiệm tại các vùng biển phía Nam này. Francis Joyon chạm đến Indonesia vào ngày đua thứ tám.
Phương Đông bí ẩn
Phần bí ẩn nhất của chuyến hành trình châu Á vĩ đại này được bắt đầu. Từ việc là người phá vỡ kỷ lục đua thuyền, Francis đã trở thành nhà thám hiểm đại dương, phát hiện ra những vùng biển hiếm được thăm dò bởi những chiếc thuyền đua hiện đại. Dòng chảy mạnh mẽ dọc bờ biển Sumatra, kết hợp với sự tĩnh lặng không gió, chiếc IDEC như rơi vào vực thẳm với tốc độ đi cực chậm. “Trong suốt ba ngày liên tục, chúng tôi đã cố gắng chiến đấu hết mình để tránh bị trôi ngược trở lại”, Francis chia sẻ. Sự kết hợp giữa tính tò mò, niềm say mê và việc phải tránh những vấn đề bất ngờ, thuyền đánh cá, các quần đảo và chòi câu cá giữa biển, đoàn của IDEC SPORT đã phải sử dụng tất cả các nguồn lực để thực hiện bất kỳ bước tiến nào và đi ra khỏi lỗ gió này. “Sức nóng ngột ngạt đột nhiên ập đến mà không có bất kỳ cảnh báo nào thực sự làm chúng tôi ngạc nhiên”, ông Patrickrand Delesne, thuyền trưởng của IDEC SPORT cho biết. “Chúng tôi không thể nào ngủ được, bên trong thuyền nóng như một cái lò. Chúng tôi quyết định thay phiên nhau nằm nghỉ mỗi người vài phút trên lưới bên ngoài”. Giương buồm ngược gió và việc phải liên tục thực hiện các thao tác điều động, thay đổi hướng buồm trong khoảng không sáng nhẹ xung quanh quần đảo Bangka và Belitung, trải nghiệm này đã làm cho những người thủy thủ tài giỏi trên IDEC SPORT cảm thấy kinh ngạc và nhanh chóng tìm cách thoát khỏi eo biển Karimata gần bờ biển Borneo. Kết quả là họ chỉ đi được 550 dặm (885 km) trong ba ngày, một con số không là gì so với khả năng thật sự của chiếc IDEC.
© Quinn Ryan / ALEA / IDEC Sport
Biển Đông vô tình
Khi tiếp cận quần đảo Natuna và vùng Tây Bắc của Borneo, lớp sương mù Indonesia được thay thế bằng bầu trời xanh quen thuộc với những cơn mưa rào và gió mạnh. Một lần nữa, thử thách lại bất ngờ xảy ra với cơn gió lên tới gần ba mươi hải lý. Hơn bao giờ hết, khẩu hiệu trên thuyền là phải tập trung vào bảo trì thiết bị. Bertrand Delesne nhấn mạnh “IDEC SPORT được ra mắt từ năm 2006, chúng tôi không thích nhìn thấy chiếc thuyền này bị tàn phá”.
500 dặm (805 km) cuối cùng ở vùng Biển Đông đã là một con đường đầy gian truân cho chiếc thuyền ba thân vĩ đại này. Ông Paul nói thêm: “Các ngọn sóng cao hơn 12 feet (3,7m) hướng thẳng về phía chúng tôi đã khiến chiếc thuyền chong chênh theo mọi hướng. Bị đánh bật lên hẳn 9 inch (gần 23 cm) từ chiếc giường của mình, việc ngủ nghỉ là hoàn toàn không thể”. Một cách khôn ngoan, Francis đã xoay chuyển chiếc thuyền lại để giảm cơn sốc sóng gió và để bảo vệ con thuyền trung thành của mình. Tiếp đó là đoạn cuối cùng ở Bán đảo Indonesia. Thuỷ thủ đoàn đã vô cùng mệt mỏi khi phải đối mặt với bầu khoảng không sáng nhẹ và buộc phải đối phó với tất cả những điều bất ngờ ở vùng biển chẳng lành này, một nơi vô tổ chức. Francis đã quyết định đợi cho đến khi mặt trời bắt đầu mọc lên trước khi chĩa mũi tàu của mình vào giữa vùng biển có nhiều tàu thuyền về phía Vũng Tàu, thương cảng lớn ở phía nam TP. HCM.
Men&life
Bình Luận