2 tuổi cha mẹ ly hôn. 9 tuổi đã vào trại nuôi dưỡng trẻ. Từng có lúc không có gì trên bàn ăn, không có tiền để đi học và khởi nghiệp khi sống như một người gia cư. Thế nhưng, tất cả những điều đó cũng không thể ngăn cản vị tỷ phú này chạm tay tới thành công.
Thành công không tự nhiên mà có. Cuộc sống đầy thử thách đã tạo nên một số người có ảnh hưởng và thành công mà thế giới từng thấy. John Paul DeJoria cũng không phải là ngoại lệ.
Doanh nhân tỷ phú tự thân này được biết đến với tư cách là người đồng sáng lập của doanh nghiệp chăm sóc tóc nổi tiếng thế giới John Paul Mitchell Systems và sau này là Công ty Patrón Spirits.
Sinh năm 1944, cha mẹ của DeJoria ly hôn khi vị tỷ phú mới được hai tuổi.
Từ năm 9 tuổi, DeJoria đã bán báo và thiệp Giáng sinh để cố gắng giữ cho gia đình phát triển. Khi gánh nặng kinh tế vượt quá sức chịu đựng của người mẹ, DeJoria và anh trai đã được gửi vào cơ sở nuôi dưỡng.
Thay vì để những bất lợi này ngăn cản, DeJoria coi những trở ngại kinh tế này là cơ hội để làm việc chăm chỉ.
Khi không có thức ăn trên bàn, ông đã bán những tấm thiệp Giáng sinh. Khi không còn tiền để học đại học, ông đã bán các cuốn bách khoa toàn thư.
Ông ấy không thể dựa vào bất cứ ai khác, cũng như việc nếu bạn mong đợi bữa trưa miễn phí đến theo cách của bạn, bạn sẽ không đi được xa và bạn sẽ rất buồn chán. Hãy ra ngoài và làm điều gì đó.
Đó là tất cả những bài học kinh nghiệm quan trọng mà người tỷ phú ấy đã nhận ra. DeJoria đã học kinh doanh chăm sóc tóc song cuối cùng bị sa thải. Nhưng chính điều này càng củng cố thêm quyết tâm đi đến thành công của ông.
Từ năm 9 tuổi, DeJoria đã bán báo và thiệp Giáng sinh để cố gắng giữ cho gia đình phát triển. Khi gánh nặng kinh tế vượt quá sức chịu đựng của người mẹ, DeJoria và anh trai đã được gửi vào cơ sở nuôi dưỡng.
Thành công đối với John Paul Mitchell Systems đến từ việc bán hàng truyền miệng, thu hút sự chú ý của nhà phân phối, công việc này cuối cùng đã trả hết nợ cho công ty.
Từ đó, các sản phẩm chăm sóc tóc được chuyển đến nhiều tiệm và trở thành biến công ty trở thành doanh nghiệp triệu đô chỉ sau hai năm hoạt động. Sự kiên trì tuyệt đối để thành công sau thất bại ban đầu đã giúp số tiền chỉ 700 đô la ban đầu tăng gấp bội.
Chúng ta có thường nghe những câu chuyện về những người vô gia cư sống bằng ô tô, thay đổi hoàn cảnh và cuối cùng trở thành tỷ phú? Nhưng John Paul DeJoria đã làm được điều đó và người đàn ông 76 tuổi này hiện có tài sản ròng 3,1 tỷ USD, theo Forces đưa tin.
Bài học số 1: Làm quen với sự từ chối
Một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất cho DeJoria trong thời gian đầu sự nghiệp của ông ấy là khả năng vượt qua sự từ chối. Vị tỷ phú nói: "Bạn phải chuẩn bị tinh thần cho rất nhiều lời từ chối".
Dù có bị từ chối bao nhiêu lần thì cũng để bản thân trở nên chán nản và tuyệt vọng, dù có 50 cánh cửa đóng lại với bạn nhưng cánh cửa số 51 sẽ tạo niềm tin cho bạn.
Bài học số 2: Đừng để quá khứ níu kéo bạn
Để những sai lầm, lý lịch và những nghịch cảnh khiến bạn sa lầy, sẽ chỉ hạn chế khả năng trong tương lai của bạn.
Về phần DeJoria, ông ấy thích nhìn về khía cạnh tươi sáng hơn.
Vị tỷ phú nói: "Khi bạn thất vọng, hầu hết mọi người đều nghĩ về quá khứ và điều gì đã đưa bạn đến đó. Điều này sẽ không đưa bạn đến thành công mà hãy suy nghĩ về bước tiếp theo bạn nên làm gì. Đừng ở lại quá khứ — hãy tiến lên".
Dù có bị từ chối bao nhiêu lần thì cũng để bản thân trở nên chán nản và tuyệt vọng, dù có 50 cánh cửa đóng lại với bạn nhưng cánh cửa số 51 sẽ tạo niềm tin cho bạn.
Bài học số 3: Sẽ không bao giờ có "thời điểm thích hợp"
DeJoria thành lập John Paul Mitchell Systems vào năm 1980 tại một trong những môi trường kinh tế tồi tệ nhất có thể để bắt đầu kinh doanh. Lạm phát đã ở mức cao nhất và những người lái xe ô tô đang xếp hàng chờ trên dãy phố chỉ để đến trạm xăng trước khi nguồn cung cạn kiệt. DeJoria đang sống trong chiếc xe ô tô của mình, hoàn toàn vô gia cư cho đến khi nhà tài trợ xuất hiện.
Tuy nhiên, DeJoria và đối tác kinh doanh của mình quyết định từ chối và bắt đầu công việc kinh doanh của họ chỉ với 700 đô la đi vay và một máy trả lời tự động.
John Paul Mitchell Systems thậm chí còn quyết định chọn logo đen trắng mang tính biểu tượng của họ, vì đơn giản là họ không đủ khả năng in màu.
Điều này chỉ ra rằng không bao giờ có thời điểm hoàn hảo để bắt đầu kinh doanh; nó chỉ đơn giản là tận dụng tốt nhất những gì bạn có.
Bài học số 4: Làm cho Sản phẩm và Dịch vụ của bạn trở nên tốt nhất có thể
Ông ấy giải thích rằng một khi bạn đã làm việc chăm chỉ để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ hàng đầu mà mọi người muốn, bạn có nhiều cơ hội hơn để giữ chân khách hàng đó lâu dài bằng cách coi họ như một đối tác để xây dựng mối quan hệ với khách hàng thay vì một lần.
Bài học số 5: Làm tốt có lợi cho bạn và doanh nghiệp của bạn
DeJoria nói: "Nếu một doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh, thì không thể chỉ nghĩ đến điểm mấu chốt của ngày hôm nay," bằng cách giúp đỡ những người khác, bạn đang tạo ra những khách hàng tương lai và truyền cảm hứng cho lòng trung thành của nhân viên".
Bài học số 6: Làm việc chăm chỉ luôn luôn được đền đáp
DeJoria đã lưu ý trong các cuộc phỏng vấn trước đây rằng thế hệ thanh niên trẻ đang phải đối mặt với một số vấn đề, điều này đã tạo ra thái độ ngày càng bất bình trong thế hệ đi làm hiện nay, chẳng hạn như nợ sinh viên gia tăng, triển vọng kinh tế suy giảm và khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
DeJoria có một thông điệp dành cho tất cả thế hệ thanh niên: "Bạn có thể vượt qua thời kỳ khó khăn miễn là bạn sẵn sàng làm việc và nỗ lực chứ không phải ngồi chờ đợi người khác giúp đỡ. Nước Mỹ vẫn tồn tại, nhưng để nó luôn tồn tại, bạn phải ra ngoài và hành động".
Theo Tổ quốc
Bình Luận