Năm 2018, thị trường Việt Nam bùng nổ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới. Với lợi thế dân số trẻ, tiếp cận nhanh với công nghệ tiên tiến, với 130 triệu thiết bị di động, 48 triệu thiết bị smartphone, Việt Nam đang trở thành thị trường nhiều tiềm năng để khai thác các dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ.
Đón đầu xu thế phát triển các kênh thanh toán mới, BIDV cho ra mắt dịch vụ BIDV Pay+, cung cấp ngay lập tức cho các Đơn vị chấp nhận Thẻ một phương thức chấp nhận thanh toán an toàn bằng QR Code với chi phí thấp, độ tiện dụng cao, hướng đến các khách hàng ưa thích trải nghiệm công nghệ mới.
Tương lai của công nghệ thanh toán
Mã QR (QR Code) - Quick response code là dạng mã vạch hai chiều (2D), đại diện cho một siêu liên kết hoặc một đoạn văn bản. Không giống như NFC – công nghệ dùng để đọc smart card, keycard – đòi hỏi điện thoại phải hỗ trợ riêng, mã QR có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.
Các mã quét đã được sử dụng phổ biến ở Nhật từ năm 2002 và vẫn được yêu thích tại quốc gia này. Việc sử dụng các mã QR trong thanh toán đã phổ biến dần ra các nước Châu Á, đặc biệt được ưa dùng tại Trung Quốc với trên 900 triệu người sử dụng thanh toán hàng ngày. QR code đã phủ rộng đến từng cửa hàng nhỏ lẻ, từ người bán rau, quầy tạp hóa cho đến các nhà hàng sang trọng.
Tại Việt Nam, cuối năm 2017, đã có hơn 8.000 cửa hàng, website chấp nhận hình thức thanh toán bằng QR Pay của các ngân hàng, và con số dự tính sẽ lên tới 50.000 điểm chấp nhận thanh toán đến hết năm 2018. BIDV Pay+ đã trở thành một trong những dịch vụ thanh toán bằng QR đi tiên phong trên thị trường, với kỳ vọng cung cấp đa kênh thanh toán tiên tiến nhất cho các Đơn vị chấp nhận thẻ của BIDV.
Thanh toán bằng mã QR an toàn hơn
Mã QR chỉ lưu giữ thông tin cần thiết để nhận biết khách hàng, được mã hóa riêng, do đó đây là ưu điểm lớn nhất để tránh lộ thông khách hàng. Trong trường hợp smartphone của khách hàng bị tấn công, khách hàng cũng sẽ không bị ảnh hưởng, lấy cắp thông tin vì khi thanh toán người dùng còn có bước đăng nhập vào tài khoản và mật khẩu. Có thể nói thanh toán sử dụng mã QR là một phương thức thanh toán đảm bảo an toàn tài khoản, an toàn thông tin người dùng rất cao.
Với độ bảo mật cao dành cho khách hàng (người thanh toán), các Đơn vị chấp nhận Thẻ sẽ tuyệt đối an toàn trước các giao dịch giả mạo vì mã QR được định danh cá nhân 100% giữa thẻ ngân hàng, chủ tài khoản ngân hàng và số điện thoại, ứng dụng điện thoại... với cơ chế bảo mật đa lớp, được xác thực bởi chính hệ thống Ngân hàng nên việc ăn cắp thông tin để giao dịch không thể xảy ra.
Ngoài ra, BIDV Pay + còn cung cấp cho các Đơn vị chấp nhận Thẻ hệ thống báo cáo trực tuyến qua website hoặc phần mềm, theo dõi online kết quả của từng giao dịch thực hiện. Đơn vị chấp nhận Thẻ có thể cập nhật được thông tin thanh toán của khách hàng tại cửa hàng mình tại bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào.
Thanh toán QR code triển khai nhanh chóng với chi phí thấp
Mã thanh toán QR có thể được sử dụng trên nhiều ấn phẩm trưng bày khác nhau như: hóa đơn, tờ rơi, catalog hoặc đặt tại website bán hàng, fanpage... để bất kỳ đâu cũng có thể trở thành kênh thanh toán của Khách hàng.
BIDV sẵn sàng cung cấp dịch vụ BIDV Pay+ đến khách hàng tối thiểu 02 ngày sau khi ký kết hợp đồng. Đơn vị chấp nhận thẻ có thể sử dụng dịch vụ mà không cần phải đầu tư thêm phần cứng chuyên dụng, ngoài ra, đơn vị chấp nhận Thẻ được BIDV cung cấp miễn phí toàn bộ ấn phẩm phục vụ thanh toán như: mã QR đã có thông tin thanh toán của Đơn vị, dấu hiệu nhận diện chấp nhận thanh toán, hướng dẫn sử dụng và miễn phí đào tạo đến các nhân viên của Đơn vị chấp nhận Thẻ.
Bên cạnh đó, với hơn 10 triệu khách hàng đang sử dụng thẻ của BIDV, các Đơn vị chấp nhận Thẻ sẽ được quảng bá thương hiệu rộng rãi trên nhiều kênh truyền thông, được hưởng ưu đãi từ các Chương trình thúc đẩy bán hàng trên toàn quốc.
Để được biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900.9247 hoặc Chi nhánh/Phòng giao dịch BIDV gần nhất.
Men&Life
Bình Luận