Trước thực trạng cánh rừng nơi quê hương Brazil bị tàn phá, hủy hoại một cách nặng nề, nhiếp ảnh gia Salgado cùng người vợ mình đã quyết định cùng nhau “trồng cây gây rừng”, tái tạo, hồi sinh lại hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới đặc trưng nơi đây, góp phần chăm chút cho “lá phổi xanh” của nhân loại.
Theo như báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), 129 triệu ha rừng cây xanh, một diện tích rừng rộng đến mức có thể phủ xanh cả Nam Phi, đã bị biến mất khỏi Trái Đất mãi mãi từ năm 1990. Không những thế, hàng năm, trung bình lại có một khu rừng, với diện tích vào tầm xấp xỉ nước Panama cũng bị biến mất.
Ảnh: Minden
Với thực trạng khoảng 15% lượng khí thải nhà kính đến từ những hành động phá rừng, nạn phát quang gây dựng nông nghiệp một cách bừa bãi, dẫn đến vô số những loài động thực vật bị mất đi môi trường sinh sống mỗi ngày, đây thật sự là một con số khủng khiếp, đáng báo động đối với “sức khỏe” của hành tinh Trái Đất này. Và chắc chắn, điều này không được phép tiếp diễn.
Vợ chồng nhiếp ảnh gia Salgado. Ảnh: Ricaro Beliel
Nhưng, chúng ta phải làm gì trước những hành động hủy hoại môi trường một cách kinh khủng như vậy? Thực tế khi nhìn những con số lớn lao này, chúng ta dường như cảm thấy sao những hành động bảo vệ của mình thật nhỏ bé, vô dụng nhưng sức phá hoại lại quá to lớn. Chung ta dường như bất lực trước nỗi đau chung của nhân loại. Nhưng, hãy suy ngẫm về những tác động mà con người có thể thực sự tạo ra, liệu chăng việc hành động ngay hôm nay, dù nhỏ, nhưng vẫn sẽ tốt hơn ít nhiều? Đó chính là suy nghĩ của nhiếp ảnh gia người Brazil, Sebastião Salgado, cùng vợ Lélia Deluiz Wanick Salgado khi quyết định chứng tỏ rằng, chỉ với một nhóm nhỏ những con người nhiệt huyết, đam mê, tận tụy, có thể làm gì để giúp suy giảm nạn phá rừng, và từ đó, họ bắt đầu quá trình hồi phục rừng cây xanh của mình.
Ảnh: Sebastião Salgado
Salgado là một nhiếp ảnh gia có tiếng tăm. Ông đã dành được hầu như mọi giải thưởng lớn về phóng sự ảnh, đồng thời xuất bản hơn nửa tá cuốn sách. Trở lại những năm 1990, kiệt sức về thể chất và cả tinh thần sau dự án phóng sự ghi lại sự man rợ khủng khiếp của nạn diệt chủng Rwandan, anh trở về quê nhà ở Brazil, nơi được bao phủ trong rừng mưa nhiệt đới tươi tốt. Ông đã rất sốc trước thực trạng cằn cỗi, bị phá hủy gần hết, không còn động vật hoang dã của khu rừng cây xanh này, nhưng vợ của ông, bà Leslia tin rằng, rồi một ngày, rừng có thể khôi phục lại vẻ đẹp xanh của mình trước đây.
Ảnh: Instituto Terra
“Mảnh đất này đang rệu rã, y như tôi vậy. Tất cả mọi thứ đều bị phá hủy hết,” Salgado chia sẻ với tờ The Guardian vào năm 2015. “Chỉ có khoảng 0,5 phần trăm đất đai được bao phủ bởi cây rừng. Sau đó, vợ tôi đã có một ý tưởng tuyệt vời, đó là tái tạo lại khu rừng cây xanh này. Và khi chúng tôi bắt tay vào hành trình “trồng cây gây rừng” này, những loài côn trùng, chim và cá bắt đầu quay trở lại. Và đồng thời, nhờ vào sự tăng trưởng nhanh của lượng cậy trồng được, tôi cũng như được tái sinh vậy. Đó là khoảnh khắc quan trọng nhất.”
Ảnh: Instituto Terra
Cùng nhau, Sebastião và Lélia thành lập viện Terra (Instituto Terra), một tổ chức nhỏ đã trồng 4 triệu cây con và đưa khu vừng trở về từ cõi chết. Salgado nói. “Có lẽ, chúng ta có một giải pháp. Chỉ có một sinh vật duy nhất có thể biến đổi CO2 thành oxy, đó là thực vật. Chúng tôi cần trồng lại rừng. Bạn cần rừng với những cây xanh bản địa, và cũng cần phải thu thập hạt giống trong cùng một khu vực bạn sẽ tái tạo lại khu rừng, nếu không những loài như rắn và mối sẽ chẳng kéo đến. Và nếu bạn trồng rừng cây xanh mà các loài động vật không thuộc về, chúng sẽ chẳng quay lại đây. Nếu không có thảm động vật sống, khu rừng sẽ như mất đi linh hồn vậy.”
Ảnh: Instituto Terra
Vì vậy, sau mọi nỗ lực hết sức có thể để chắc chắn rằng, tất cả mọi thứ được trồng đều thuộc về vùng đất này, khu rừng này đã phát triển mạnh mẽ trong vòng 20 năm sau đó. Động vật hoang dã đã trở lại. Tại nơi từng chỉ có một sự im lặng chết chóc, giờ đây đã vang vọng tiếng kêu của chim và côn trùng vo ve xung quanh.
Ảnh: Instituto Terra
Tổng cộng, khoảng 172 loài chim đã quay trở lại, cũng như 33 loài động vật có vú, 293 loài thực vật, 15 loài bò sát và 15 loài lưỡng cư, toàn bộ hệ sinh thái đã được hồi sinh một cách ngoạn mục.
Ảnh: Instituto Terra
Ảnh: Sebastião Salgado
Dự án đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người, bằng cách đưa ra một ví dụ cụ thể về những hành động sinh thái tích cực, đồng thời, cho thấy môi trường có thể phục hồi nhanh như thế nào nếu chúng ta có thái độ đúng đắn.
Ảnh: Sebastião Salgado
“Chúng ta cần lắng nghe lời nói của những cư dân vùng đất này,” Salgado giải thích thêm.“Thiên nhiên chính là Trái Đất, và Trái Đất là một sinh vật sống khác với chúng ta. Nếu chúng ta không có một chút gì gắn kết về mặt tâm linh đối với hành tinh của mình, tôi e rằng chính chúng ta sẽ bị trừng phạt.”
Ảnh: Yasuyoshi Chiba
Bình Luận