Để phòng dịch Covid-19, bạn nên thực hiện nguyên tắc "ăn chín uống sôi", đặc biệt, tuyệt đối không ăn sống một số loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây độc cao sau.
Để phòng dịch Covid-19, bạn nên thực hiện nguyên tắc "ăn chín uống sôi", đặc biệt, tuyệt đối không ăn sống một số loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây độc cao sau.
Thịt gà: Thịt gia cầm không phải là thực phẩm nên ăn sống. Cho biết trên Healthline, tiến sĩ Lauri Wright tại Đại học Nam Florida (Mỹ) nói rằng món này rất nguy hiểm, thuộc nhóm thực phẩm gây ngộ độc. Ăn sống thịt gà chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Salmonella và Campylobacter. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo thịt gà cần được nấu chín ở nhiệt độ 165 độ C. Ảnh: Shutterstocks.
Động vật có vỏ: Nhiều loại động vật có vỏ như hàu, ngao, sò... có thể chứa virus và vi khuẩn. Hàu sống (hoặc chưa chín hẳn) ẩn giấu vi khuẩn Vibrio, có thể gây ngộ độc. Đôi khi, những con hàu thu hoạch từ vùng nước bị ô nhiễm còn chứa virus Noro gây nôn mửa và tiêu chảy. Để tránh nhiễm virus, vi khuẩn có hại, bạn cần nấu chín các loại hải sản trước khi ăn. Ảnh: Upi.
Trứng: Trứng là nguồn protein dồi dào. Theo Healthline, nghiên cứu cho thấy bạn có thể hấp thụ 90% protein trong trứng nấu chín và chỉ 50% với trứng sống. Bên cạnh đó, trứng sống còn có nguy cơ gây nhiễm độc Salmonella. Trứng phải được chế biến mới thật sự an toàn và có lợi. Tốt nhất, bạn nên thưởng thức trứng đã chín kỹ cả lòng trắng cùng lòng đỏ và không ăn thực phẩm trộn trứng sống.
Xúc xích: Về cơ bản, xúc xích đã được chế biến trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen bỏ qua bước làm nóng trước khi sử dụng loại thực phẩm này thì nên cân nhắc lại. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), xúc xích đóng gói có thể nhiễm vi khuẩn Listeria, kể cả khi bảo quản lạnh. Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, bạn cần phải hâm nóng lại xúc xích. Ảnh: Shutterstock.
Giá đỗ: Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào hạt của các loại rau mầm sống như giá đỗ hay cỏ linh lăng ngay cả trước khi cây phát triển. Vì vậy, giá đỗ sống không an toàn cho sức khỏe, đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, theo FDA. Ảnh: Shutterstock.
Bột mì: Sự bùng phát E.coli năm 2016 được nghi ngờ là từ bột mì thô. Việc chế biến từ lúa mì thành bột mì thường không có phương pháp diệt khuẩn nào được áp dụng. Bạn nên tránh sử dụng tất cả món ăn chứa bột chưa nấu chín. Ảnh: Shutterstock.
Khoai tây: Là một trong những thực phẩm linh hoạt để chế biến nhiều loại món ăn, tuy nhiên không nên ăn sống loại thực phẩm này. Khoai tây chưa nấu chín có thể chứa các hợp chất độc hại glycoalkaloids gây hại cho hệ thống tiêu hóa. Ảnh: Shutterstock.
Cà tím: Trước khi nấu chín, cà tìm cũng chứa hợp chất glycoalkaloid như khoai tây sống, không gây chết người nhưng cũng không tốt để ăn sống. Mặt khác, nghiên cứu từ Food Chemistry cho thấy cà tím có thêm lợi ích chống oxy hóa khi xào với dầu ô liu. Ảnh: Shutterstock.
Bình Luận