Mỗi năm, ngành du lịch Việt Nam cần 40.000 lao động. Tuy nhiên, nguồn lực cung cấp chỉ được 20.000 lao động. Con số này cho thấy cơ hội việc làm trong ngành hiện khá cao.
Trong khi du lịch dần hồi phục, nhân sự trong ngành lại trở nên thiếu hụt. Điều này mang đến nhiều triển vọng về cơ hội việc làm cho các bạn trẻ.
Nhu cầu du lịch tăng cao hậu dịch
Ba năm qua là khoảng thời gian nhiều thay đổi và thách thức với ngành du lịch. Hầu hết quốc gia ban lệnh cấm du lịch nội địa lẫn quốc tế trong giai đoạn 2020-2021. Điều này có nghĩa nhu cầu du lịch của người dân đang dồn nén đáng kể và sẵn sàng bùng nổ trong thời gian tới.
Theo khảo sát của World Travel Market, 70% người ở Anh có kế hoạch cho ít nhất một kỳ nghỉ ở nước ngoài trong năm nay. Điều này cho thấy nhu cầu du lịch không suy giảm mà có xu hướng tăng trở lại khi mọi thứ được kiểm soát.
Nhu cầu du lịch có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2022, dịch bệnh được kiểm soát, cuộc sống dần trở lại trạng thái bình thường mới. Cột mốc đánh dấu sự ra đời lần thứ hai của ngành du lịch là khi Chính phủ quyết định mở cửa hoàn toàn vào ngày 15/3.
Sự phục hồi của ngành du lịch thể hiện rõ qua 4 ngày lễ 30/4-3/5. Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, ngành du lịch phục vụ khoảng 5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Lượng khách tăng đột biến, nhưng chất lượng sản phẩm du lịch có nguy cơ đi xuống do thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên nghiệp.
Cơ hội việc làm ngành du lịch
Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM, 90-95% doanh nghiệp lữ hành dừng hoạt động, chuyển ngành nghề hoặc cắt giảm nhân sự. Lượng doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép kinh doanh chiếm trên 35% tổng số đã được cấp. Nhiều doanh nghiệp vận chuyển cũng dừng hoạt động.
Trong khi đó, mỗi năm, ngành du lịch Việt Nam cần 40.000 lao động. Tuy nhiên, nguồn lực cung cấp chỉ được 20.000 lao động. Trong đó, nhân lực có trình độ chuyên môn không cao, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao. Như vậy, cơ hội việc làm trong ngành du lịch hiện tại khá cao.
Ông Bùi Tiến Đạt, Giám đốc Hành chính Nhân sự, Tập đoàn Đông Phương, cho biết số lượng lao động tăng hàng năm, song chuyên môn lại chưa được cải thiện, chưa đáp ứng yêu cầu của từng nghề, tỷ lệ khách hàng phàn nàn về chất lượng còn khá cao. Sự ổn định về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch cũng chưa cao. Có sự chênh lệch khá lớn về ý thức, thái độ làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ giữa đội ngũ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước hay quy mô nhỏ.
“Vấn đề cần cải thiện là đào tạo nguồn nhân lực. Qua môi trường rèn luyện tại các trường cao đẳng, đại học, chúng ta sẽ có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn”, ông Đạt chia sẻ.
Môi trường rèn luyện tại các trường cao đẳng, đại học mang đến có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn
Để đón đầu và nắm bắt cơ hội việc làm, các bạn trẻ cần chuẩn bị nền tảng vững chắc tại những môi trường đào tạo nhân lực ngành du lịch, đơn cử như khoa Du lịch và Việt Nam học của Đại học Nguyễn Tất Thành. Khoa đào tạo 4 chuyên ngành về du lịch là Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Du lịch, Việt Nam học.
Thế mạnh của khoa là hệ thống cơ sở phòng thực hành được đầu tư chuyên nghiệp. Khoa trang bị hệ thống cơ sở phòng thực hành gồm nhà hàng, bếp, bar, buồng/phòng khách sạn, phòng điều hành, dịch vụ luân chuyển… theo tiêu chuẩn 4-5 sao tại cơ sở quận 12 và quận 7.
Khoa Du lịch và Việt Nam học, Đại học Nguyễn Tất Thành, đầu hệ thống cơ sở phòng thực hành chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn 4-5 sao.
Điểm mạnh khác của khoa là đưa sinh viên đi thực tập, tạo cơ hội việc làm tại hơn 200 doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước; đồng thời hợp tác đào tạo và xây dựng hệ thống đội ngũ giảng viên đến từ doanh nghiệp. Ngoài ra, khoa cũng kết nối Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, là thành viên nhiều hiệp hội để mang đến nhiều cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên; đào tạo theo nhu cầu nguồn nhân lực ở Nhật Bản, Đức, Australia...
Năm 2019, ngành Quản trị khách sạn được Trung tâm Kiểm định chất lượng Giáo dục ĐH Quốc gia TP.HCM công nhận 96% tiêu chí; được tổ chức QS Anh đánh giá chương trình đạt chuẩn 3 sao. Năm nay, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đạt 94% tiêu chí của Kiểm định chất lượng đào tạo theo Thông tư 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cũng trong năm nay, hệ thống University Performance Metrics (UPM) khởi xướng và phát triển bởi Đại học Quốc gia Hà Nội và Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) đánh giá các tiêu chí về quản trị chiến lược, chất lượng dạy và học, hệ sinh thái đại học và hoạt động phục vụ cộng đồng của ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống của Khoa Du lịch và Việt Nam học đạt mức 4-5 sao.
Nếu đam mê và mong muốn làm việc trong lĩnh vực này, khoa Du lịch và Việt Nam học, ĐH Nguyễn Tất Thành là địa chỉ đào tạo uy tín cho bạn trẻ tham khảo.
Khoa Du lịch và Việt Nam học, Đại học Nguyễn Tất Thành tuyển sinh năm học 2022 theo 4 phương thức:
Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 theo tổ hợp môn.
Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học bạ.
Phương thức 3: Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội.
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng, ưu tiên thí sinh đạt giải các kỳ thi năng lực quốc gia. Độc giả liên hệ hotline 19002039-411/703, website hoặc fanpage để biết thêm thông tin chi tiết.
Men&life
Bình Luận