Shark Linh đã trải qua những ngày tháng du học đầy vất vả trên đất Mỹ, vừa phải mượn tiền vừa đi học vì điều kiện gia đình không cho phép. Thậm chí đến bây giờ chị vẫn nói rằng mình đang phải trả tiền trường.
Shark Linh sang Mỹ định cư từ năm 2 tuổi, và sau đó, sống với mẹ, ba nuôi và một em gái. Chị chia sẻ: "Năm 10 tuổi, tôi đã giúp mẹ may vá, năm 12 tuổi đã phụ ba cắt cỏ. Khi còn nhỏ không có gì ngoài sự yêu thương và ủng hộ của ba mẹ".
Khi apply các trường tại Mỹ, chị được một trường cấp học bổng toàn phần và một trường uy tín hơn, chỉ hỗ trợ tài chính một phần. Tuy nhiên, thay vì chọn trường tài trợ 100% như bao học sinh khác, Shark Linh chọn trường học bổng 50% vì nghĩ rằng khi họ tài trợ phân nửa thì mình phải đi làm để trả tiền nửa còn lại.
Tại Mỹ, Shark Linh từng làm thêm 40 giờ/tuần sau giờ học. Một ngày của chị bắt đầu từ 8 - 9 giờ sáng, kết thúc cũng 8 - 9 giờ tối, về nhà là ôn bài, đi họp nhóm để làm dự án chung trong lớp.
Shark Thái Vân Linh.
Tốt nghiệp Đại học, Shark Linh dành 6 tháng khổ luyện thi GMAT (Graduate Management Admission Test) - là bài kiểm tra được các trường kinh tế sử dụng như một tiêu chí lựa chọn đầu vào chương trình quản trị kinh doanh bậc trên đại học và xuất sắc đạt 720 điểm.
GMAT các trường ở Mỹ yêu cầu cho mức thạc sĩ là 700, nhưng khi làm thử chị chỉ đạt 500. Shark Linh đã miệt mài ôn luyện bằng cách ngày làm 2 bài test, mỗi bài mất chừng 2,5 - 3 tiếng. Mỗi ngày của chị kéo dài từ 6 giờ sáng đến 1 giờ sáng, kéo dài ròng rã 6 tháng trời bao gồm cả học và làm thêm.
Cũng như khi chọn trường Đại học, sau khi trải qua hàng chục bài luận, Shark Linh được một số trường cấp học bổng 100% bậc Thạc sĩ nhưng chị không chọn những trường này. Chị chọn theo học Đại học Wharton hay còn gọi là Đại học Pennsylvania - top 3 trường của Mỹ về Tài chính.
Shark Linh đã trải qua những ngày tháng du học đầy vất vả trên đất Mỹ, vừa phải mượn tiền vừa đi học vì điều kiện gia đình không cho phép. Thậm chí đến bây giờ chị vẫn nói rằng mình đang phải trả tiền trường.
Nói về những quyết định lớn trong cuộc đời, chị tâm sự: "Không biết vì sao, khi tôi có những quyết định lớn trong cuộc đời, tôi đều bỏ ngoài tai những gì mà người khác nói vào và thường phần lớn là nghe trái tim của tôi. Điểm lại, những quyết định lớn của tôi thường đi theo những hướng đi mà rất ít người đi".
Sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ, shark Linh được nhận vào làm việc tại một công ty tư vấn không nhận được lương vì chính sách đào tạo oái oăm của công ty này. Chị phải chuyển sang làm ở một công ty khởi nghiệp để duy trì cuộc sống.
Về việc chọn ngành học, Shark Linh từng phân tích ngành nào sẽ trả mình tiền lương cao nhất, và tìm những công việc nào làm ít mà tiền lương cao. Tuy nhiên, chị nhanh chóng nhận ra, công việc ấy không tồn tại, muốn lương cao thì phải làm nhiều.
Giữa năm 2006, Shark Linh làm việc tại ngân hàng đầu tư Banc of America Securities, một công ty con của Bank of America. Sau gần 2 năm làm việc tại ngân hàng này, đến tháng 7/2008, Shark Linh quyết định về Việt Nam làm việc tại quỹ VinaCapital. Hiện tại, chị là Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần Vingroup Ventures.
Theo Trí thức trẻ
Bình Luận