Tỷ phú Jeff Bezos là người đứng đầu trong danh sách 100 CEO xuất sắc nhất thế giới do Tạp chí Harvard Business Review bầu chọn. CEO của Amazon rất khắt khe khi tuyển dụng nhân sự mới. Bộ 3 câu hỏi "không được phép thiếu" trong các cuộc phỏng vấn ở Amazon là lời giải thích cho sự thành công của ông.
Để có được một công việc tại Amazon, một bản lý lịch ấn tượng là chưa đủ. Ngay trong những năm đầu thành lập, khi nhà bán lẻ trực tuyến chỉ có 2.100 nhân viên, người sáng lập kiêm CEO Jeff Bezos đã rất khó tính trong việc tuyển dụng để chọn ra những nhân viên giỏi nhất có thể.
Trên thực tế, theo Nicholas Lovejoy, người gia nhập công ty với tư cách là nhân viên thứ 5 vào năm 1995, Bezos sẽ trực tiếp tiến hành phỏng vấn từng ứng viên. Tuy nhiên, hiện nay, do lịch trình bận rộn và sự phát triển mạnh mẽ của Amazon, tỷ phú Jeff Bezos đã không còn có thể gặp mặt từng ứng viên như tước. Tuy nhiên, trong bức thử gửi cổ đông năm 1998, ông đã vạch ra 3 câu hỏi trọng tâm để các nhà lãnh đạo của Amazon cân nhắc trước khi tuyển dụng người mới.
“Một trong những phương châm của Jeff Bezos là mỗi lần chúng tôi tuyển dụng một ai đó, người đó sẽ nâng mức tiêu chuẩn cho những đợt tuyển dụng sau”, Lovejoy nói trong một buổi phỏng vấn với Wired năm 1999.
Dù được viết cách đây 22 năm, nhưng đây thực sự là bộ 3 câu hỏi "đắt giá" mà mọi nhà tuyển dụng và ứng viên đều nên suy nghĩ trước bất kỳ cuộc phỏng vấn tuyển dụng nào:
1. Bạn sẽ ngưỡng mộ người này chứ?
“Nếu bạn nghĩ về những người bạn ngưỡng mộ trong cuộc đời của mình, họ có thể là những người bạn có thể học hỏi hoặc lấy làm tấm gương”, Bezos viết trong bức thư và nói thêm rằng ông luôn cố gắng chỉ làm việc với những người anh ấy ngưỡng mộ.
Gợi ý câu trả lời dành cho ứng viên từ chính tỷ phú Amazon: "Tôi đã phỏng vấn hàng trăm người trong suốt sự nghiệp của mình và hai đặc điểm đáng ngưỡng mộ mà tôi luôn tìm kiếm là tính chính trực và khả năng lãnh đạo.
Tôi làm điều này bằng cách yêu cầu họ mô tả khoảng thời gian mà họ đã phải giải quyết một tình huống khó khăn. Về cơ bản tôi muốn biết: Họ có khả năng ngoại giao không? Ý định của họ là gì? Họ có tin cậy hay không? Quá trình suy nghĩ của họ nói lên con người họ như thế nào?".
2. Liệu ứng cử viên này của giúp hiệu suất làm việc nhóm tăng lên không?
Vấn đề là, các nhà quản lý tuyển dụng có thể khó biết được liệu một ứng viên sau khi được tuyển dụng có tiếp tục gắn bó và mong muốn phát triển cùng công ty trong nhiều năm tới hay không.
“Suy nghĩ dài hạn là giá trị cốt lõi được củng cố trong lịch sử của Amazon kể từ khi thành lập,” theo blog Amazon’s Day One. (Và đúng là như vậy: Một số lĩnh vực kinh doanh thành công nhất của Amazon, như Amazon Prime và Amazon Web Services, đã ra mắt nhiều năm trước.)
Gợi ý câu trả lời dành cho ứng viên: Tỷ phú Bezos luôn hỏi các ứng viên rằng họ hình dung về công ty như thế nào trong 5 năm tới. Nếu câu trả lời của họ thể hiện rằng những gì công ty đạt được ở hiện tại là quá cao và tốt rồi thì đây sẽ không phải ứng cử viên được lựa chọn.
Trước cuộc phỏng vấn của bạn, hãy nghiên cứu các giá trị của công ty và chuẩn bị để nói về cách bạn có kế hoạch vượt qua kỳ vọng và mục tiêu khi công ty phát triển.
3. Người này có thể trở thành siêu sao ở phương diện nào?
Ngoài kỹ năng và kinh nghiệm của họ, Bezos cho biết điều quan trọng là phải xem xét tài năng cá nhân của ứng viên. Các nhân viên siêu sao cũng có thể là những người láu cá, cấp tiến và một chút nổi loạn - và mặc dù những kiểu này có thể “hơi khó chịu” và “không phải lúc nào cũng dễ hòa đồng nhất”. Tuy nhiên, những người như vậy lại là những người có tư duy đổi mới.
Gợi ý câu trả lời dành cho ứng viên: Có các hoạt động ngoại khóa, sở thích kỳ quặc và các kỹ năng độc đáo không liên quan đến công việc sẽ mang lại lợi thế không ngờ cho bạn bởi những trải nghiệm đó cho thấy bạn có thể đưa ra những quan điểm khác nhau. Hãy đưa những điều này vào sơ yếu lý lịch của bạn và trình bày chúng trong buổi phỏng vấn.
“Tôi cũng thích nghe những câu chuyện về cách một ứng viên thực hiện thành công một giải pháp sáng tạo cho một vấn đề hoặc về cách họ đã đóng góp vào văn hóa công ty theo cách giúp làm cho nơi làm việc trở nên vui vẻ và thú vị hơn”, tỷ phú Bezos chia sẻ.
*Bài viết là chia sẻ của Tom Popomaronis, chuyên gia về lãnh đạo và phó chủ tịch về đổi mới tại Massive Alliance đồng thời là cây bút kỳ cựu trên Forbes, Fast Company, Inc. và Washington Post. Năm 2014, Tom được Tạp chí Kinh doanh Baltimore vinh danh trong danh sách “40 Under 40”
Theo Tổ quốc
Bình Luận