“Thủ đô Kiến trúc Thế giới” (World Capital of Architecture) là một chương trình của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) và Liên hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế (UIA). UIA và UNESCO sẽ xét chọn và công nhận thành phố có vẻ đẹp kiến trúc/cảnh quan độc đáo, có giá trị nổi bật toàn cầu là Thủ đô Kiến trúc của thế giới và xác định các giải pháp liên quan đến những thách thức khác nhau mà các thành phố phải đối mặt, thông qua lăng kính văn hóa và kiến trúc.
Rio de Janeiro, một trong những thành phố sôi động nhất Brazil, nơi đã xây dựng nên những công trình kiến trúc khác biệt đã được chọn là Thủ đô Kiến trúc Thế giới năm 2020 với chủ đề “All the worlds. Just one world”.
Dưới đây là 10 công trình kiến trúc đã mang lại danh hiệu đặc biệt cho Rio de Janeiro.
Được thiết kế bởi Christian de Portzamparc, Cidade Das Artes nằm ở Barra da Tijuca, một quận mới phát triển gần đây của Rio de Janeiro. Được kì vọng là một biểu tượng công cộng, Khu phức hợp Nghệ thuật này đại diện cho kiến trúc tiêu biểu của Brazil. Những đường nét thiết kế nổi bật và táo bạo tạo du khách cảnh quan tuyệt đẹp.
2. RB12
Nằm tại đại lộ rio Branco, tòa nhà thương mại này đã được kiến trúc sư Pháp – Brazil Triptyque trang bị thêm các thiết bị sinh thái. Nó kết hợp công nghệ và các khái niệm bền vững như mặt tiền khí hậu sinh học, tấm quan điện (để tự tạo ra điện), hệ thống tái chế nước và vườn treo trên sân thượng để làm mát và kiểm soát nhiệt độ bên trong tòa nhà. Dự này là ví dụ về cách các tòa nhà hiện có trong thành phố có thể tích hợp các thiết bị sinh thái để phát triển bền vững với môi trường.
Được thiết kế bởi Edgar Fonseca vào thế kỷ 20 (1964 – 1979), nhà thờ này mang kiến trúc kim tự tháp của người Maya nhưng hiện đại và tươi mới hơn. Các bức tường nhà thờ chụm lại ở độ cao 75 mét khiến du khách cảm nhận được sự to lớn của tòa nhà. Bốn dãy cửa số kính xếp liền nhau khiến cho bên trong nhà thờ thêm rực rỡ.
Đây là một trong những tòa nhà công cộng hiện đại đầu tiên của Brazil được thiết kế năm 1945 bởi Lucio Costa và đội ngũ kiến trúc sư của ông, bao gồm Oscar Niemeyer, Affonso Eduardo Reidy, Carlos Leao, Jorge Moreira, và Ernani Vasconcellos. Dự án được giám sát bởi Le Corbusier, vì thế ông đã kết hợp thêm một số nguyên tắc thiết kế của riêng mình. Đây chắc chắn là một trong những công trình kiến trúc nổi bật nhất gắn liền với lịch sử Brazil.
Tòa nhà bảo tàng hiện đại được thiết kế bởi Afonso Eduardo Reidi, nằm trong công viên Flamengo. Các cột bê tông khổng lồ hình chữ V hướng ra ngoài và nối lại bên trên tòa nhà. Khung cấu trúc này giúp tòa nhà không cần cột chống và tạo ra một không gian thư viện liền mạch.
Nằm trên bến tàu Maua, bảo tàng là một công trình đẹp mắt được thiết kế bởi Santiago Calatrava, lấy cảm hứng từ văn hóa Carioca. Tòa nhà như một tác phẩm nghệ thuật nằm ở rìa bến tàu và cho du khách một tầm nhìn toàn cảnh vịnh Guanabara. Nó mang những đường nét thiết kế uốn lượn rất đặc trưng cho phong cách của Calatrava.
Bảo tàng nằm trên vách đá ở vịnh Guanabara, được thiết kế vào năm 1996 bởi một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Brazil, Oscar Niemeyer. Được thiết kế như một tòa nhà nổi lên từ mặt nước, bảo tàng có hình dạng một chiếc đĩa bay. Du khách sẽ phải đi qua đoạn đường dài 98 mét để vào bảo tàng.
Đây là một trong những tu viện đầu tiên ở Rio. Tòa nhà hoàn thành năm 1671 dưới sự chỉ đạo của kỹ sư quân sự Francisco de Frias da Mesquita. Bề ngoài đơn sơ của nó tương phản hoàn toàn với nội thất công phu của kiến trúc thời thuộc địa.
Nhà thờ công giáo này được xây dựng vào năm 1728 trên đỉnh Morro do Cariri ở Penha. Leo lên 382 bậc cầu thang, du khách sẽ đến được cấu trúc tuyệt đẹp với tầm nhìn ngoạn mục xuống thành phố.
Được thiết kế bởi Bernardes + Jacobsen Architecture vào năm 2013, ý tưởng của dự án là kết nối ba tòa nhà hiện có (cung điện Palacete Dom João, tòa nhà cảnh sát và trạm xe buýt trung tâm cũ của Rio) với những tính năng khác nhau trở thành một bảo tàng nghệ thuật và không gian văn hóa. Điều đặc biệt của dự án là một thiết kế mái nhà nhấp nhô đơn giản nhưng rất đáng chú ý, có thể nhìn thấy từ khoảng cách xa.
Theo Ashui.com
Bình Luận