Gập, cuộn, xoay và tách rời, 2020 là một năm của những cải tiến độc đáo của các hãng smartphone.
2019 là năm mà smartphone có thể gập lại ra mắt, nhưng vào năm 2020, chẳng ai nghĩ đến việc sở hữu trên tay một chiếc điện thoại có thể cuộn, xoay hay thậm chí tạo hình được. Dưới đây là danh sách những thiết kế cực kỳ độc đáo cho smartphone xuyên suốt 12 tháng vừa qua.
1. OnePlus Concept One
Đây là chiếc điện thoại thú vị nhất được giới thiệu tại CES 2020 vào tháng Giêng vì hô biến cho cụm camera tàng hình ở mặt lưng. OnePlus đã mất 8 tháng để phát triển loại kính đổi màu (electrochromic glass - kính điện hoá). Khi không sử dụng, lớp kính trên máy chỉ là màu đen mờ nhưng có thể chuyển sang trong rõ ràng chỉ trong 0,7 giây khi ứng dụng máy ảnh được kích hoạt mà không cần sử dụng bất kỳ nguồn điện nào.
Mặc dù đã nhanh chóng làm rõ rằng thiết bị cầm tay thử nghiệm sẽ không bao giờ được bán trong các cửa hàng, nhưng Concept One là một cách tiếp cận tuyệt vời để khắc phục điều mà các nhà sản xuất điện thoại vẫn chưa tính đến vấn đề: giấu các ống kính phía sau trên điện thoại bằng kính mờ.
2. Motorola Razr
Chiếc điện thoại vỏ sò có thể gập lại dù đã bị delay đến 2020 nhưng chẳng mấy khiến công chúng phiền lòng bởi trải nghiệm thực tế rất ổn. Razr thực tế phản ánh nỗ lực hoàn thiện một chiếc điện thoại thông minh đầy đủ chức năng có thể gập lại thành một kiểu dáng với kích thước bằng một nửa so với một chiếc điện thoại thông thường.
Máy có hai màn hình bao gồm màn hình chính ở mặt trong với kích thước 6,2 inch, tỷ lệ 21:9 cùng độ phân giải Full HD+, tấm nền OLED. Ngoài ra, máy còn có thêm màn hình phụ ở mặt ngoài với kích thước 2,7 inch, giúp người dùng có thể tiện theo dõi thông báo hoặc sử dụng để chụp ảnh selfie.
3. Moto G Stylus
Motorola đã phát hành những chiếc điện thoại dòng G giá rẻ trong nhiều năm tuy nhiên vào 2020, thế hệ mới nhất của series đã gây sốt với những tiến bộ vừa mới mà vừa cũ, khi Moto G Stylus bao gồm một trong những tính năng lâu đời nhất trong điện toán di động.
Dòng LG Stylo đã mang xu hướng điện thoại bình dân đi kèm bút cảm ứng từ lâu, nhưng sự ra đời của bút cảm ứng Moto G đã biến trào lưu này trở thành cơn sốt. Được coi là thành tựu mang tính năng bút tiên tiến ra khỏi phạm vị Samsung nhưng tất nhiên, các khả năng kết nối nâng cao của S Pen như điều khiển bằng cử chỉ hoặc nút chụp sẽ không thể xuất hiện.
4. LG Wing 5G
LG Wing 5G là một trong những điện thoại kỳ lạ nhất của năm, gợi nhớ về những chiếc điện thoại Sidekick cũ có thể xoay ra ngoài. Wing 5G thay vì để lộ bàn phím, màn hình trên cùng của LG Wing có thể xoay ra để lộ một màn hình khác nhỏ hơn.
Trải nghiệm thực tế chứng minh, kiểu màn hình chữ T của máy là rất hữu ích trong nhiều trường hợp khi người dùng có thể cùng lúc cáng đáng hai công việc khác nhau cùng lúc. Với thiết kế này, LG sẽ phải có những trang bị khác cho Wing như sử dụng chất liệu Polyoxymethylene nhiệt dẻo được phủ vào mặt sau của màn hình chính để xoay mượt mà hơn đồng thời tránh trầy xước trên màn phụ. Ngoài ra, 2 nửa hơi lõm tạo ra một khoảng trống, ngăn không cho bụi bẩn lọt vào giữa 2 màn hình.
5. Samsung Galaxy Z Fold 2
Galaxy Z Fold 2 chứng kiến những sự cải tiến nổi bật so với người tiền nghiệm, có thể kể đến như màn hình bên ngoài đã được mở rộng để đi từ cạnh này sang cạnh khác. Z Fold 2 hoạt động giống như một chiếc flagship thông thường và sau đó khi mở ra, smartphone hô biến thành một chiếc máy tính bảng nhỏ. Điều đó có nghĩa là 3/4 bề mặt của điện thoại là màn hình cảm ứng.
Vào thời điểm ra mắt, Galaxy Z Fold 2 là sản phẩm cao cấp nhất của Samsung, dẫn đầu xu hướng thương mại hoá thiết bị di động màn hình gập tân tiến. Với mức giá bán niêm yết lên đến 50 triệu, đi cùng nhiều ưu đãi dịch vụ cao cấp mà hiếm hãng nào cạnh tranh lại.
6. ZTE Axon 20 5G
Thuộc phân khúc tầm trung, nhưng cộng đồng công nghệ lại bị ZTE Axon 20 5G thu hút sự chú ý. Mặt trước của thiết bị gây tò mò với người dùng khi đây là mẫu smartphone đầu tiên trên thế giới sử dụng camera ẩn dưới màn hình. Khi camera selfie ở trạng thái "ẩn mình", người dùng sẽ có một không gian hiển thị với kích cỡ lớn 6,92 inch.
Về cơ bản ở trạng thái sử dụng bình thường, người dùng khó thấy sự hiện diện của camera trước dù thực tế vẫn có một ô vuông lờ mờ ở vị trí chính giữa màn hình (nơi mà các camera selfie nốt ruồi hay thác nước sở hữu). Khi bật camera selfie, sẽ có một hiệu ứng vệt sáng chạy để báo hiệu cho người dùng biết khá thú vị.
7. Thiết bị thể gập lại, cuộn lại kỳ lạ của Oppo
Vào ngày 14/12, OPPO đã giới thiệu hai ý tưởng thiết kế mới được sản xuất cùng sự hợp tác với studio thiết kế hàng đầu Nhật Bản, nendo, một mẫu điện thoại trượt, có hệ thống màn hình gập lại làm ba.
Khái niệm "điện thoại trượt" thường đi kèm với thực tế là thiết bị có kích thước quá lớn. Trượt một lần lên, mẫu smartphone của OPPO sẽ hiển thị 40mm màn hình với các chức năng đơn giản không cần toàn màn hình, đây là định dạng lý tưởng cho các ứng dụng như lịch sử cuộc gọi, thông báo và giao diện trình phát nhạc. Nếp gấp thứ hai để lộ 80mm màn hình điện thoại trượt, lý tưởng để chụp ảnh hoặc thậm chí thích ứng với các trò chơi cụ thể bằng cách sử dụng điều khiển bên.
Theo Nghe nhìn Việt Nam/Nguồn: Techradar
Bình Luận