MENANDLIFE AWARDS 2024
MENANDLIFE AWARDS 2024

GS.TS. Nguyễn Đức Khương: Dịch Covid-19 có thể là hiện thân của một yếu tố thúc đẩy trí tưởng tượng con người!

Từ Paris, GS. TS. Nguyễn Đức Khương, PGĐ phụ trách nghiên cứu, IPAG Business School (Paris), & Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đã có cuộc trò chuyện với Trí Thức Trẻ xung quanh câu chuyện tháo gỡ khó khăn kinh tế Việt Nam trong dịch Covid-19 và câu chuyện nhìn từ nước Pháp. Anh nhấn mạnh: "Cần nhìn xa, phát hiện các cơ hội và hành động cẩn trọng để đưa các hoạt động kinh tế trở lại bình thường nhất".

-Để bắt đầu cuộc trò chuyện, anh có thể chia sẻ tình hình dịch Covid-19 hiện tại ở Pháp, cụ thể là Paris nơi anh đang sống và làm việc?

Nước Pháp đang bước vào tuần thứ 2 của tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn quốc và vùng lãnh thổ hải ngoại. Tuần qua Chính phủ đã ban hành các lệnh liên quan đến hạn chế đi lại với người dân, tự do hội họp và trưng dụng tối đa các nguồn lực để phục vụ cho việc phòng chống dịch Covid-19.

Người dân chỉ di chuyển khi buộc phải mua sắm các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hay vì lí do sức khoẻ phải đi lại hoặc giải quyết công việc cấp bách mà cơ quan, doanh nghiệp chưa có điều kiện để xử lý trực tuyến. Dân Pháp giờ làm việc chủ yếu tại nhà, thông qua những nền tảng ứng dụng.

Về tình hình kinh tế xã hội thì có thể nói là mọi thứ đang chậm lại và người dân cũng đang tập thích nghi với tình trạng mới.

Riêng Paris, thành phố trở nên vắng lặng khác lạ. Xe cộ, người di chuyển rất hiếm hoi. Tuy nhiên, tôi thấy rằng tâm lý người dân vẫn bình thường, ổn định. Họ cũng thể hiện tinh thần tuân thủ những quy định, khuyến nghị của Chính phủ và các tổ chức y tế trong việc thực hiện các yêu cầu an toàn cho bản thân và cộng đồng.

-Theo quan sát của anh, châu Âu – cụ thể là Pháp đi, có "toang" như cách mà truyền thông đang nhắc đến tại Việt Nam?

Nhìn từ bên ngoài và qua các con số thống kê về số người nhiễm bệnh, tử vong trong thời gian ngắn thì khó có thể nhận định khác đi được. Tất nhiên nó cũng có nhiều điểm khác biệt mà chỉ có những người đang ở châu Âu mới có thể cảm nhận được.

Đầu tiên, cũng có thể nhận định rằng những chủ quan, đánh giá thấp ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến cho Pháp và châu Âu thiếu đi sự chuẩn bị cần thiết. Đó cũng là nhận định chung của nhiều người Pháp. Nhưng nếu nhìn nhận khách quan thì những bạn bè Pháp của tôi vẫn coi coronavirus như một dịch cúm mùa bình thường. Họ vẫn thực hiện những hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày bình thường trước khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp hạn chế đi lại.

Điều tích cực theo tôi là họ tiếp cận với việc ứng phó dịch bệnh một cách tự nhiên, tâm lý chủ động. Họ cũng có tiềm lực tài chính, nền tảng tốt để đối mặt nếu dịch kéo dài.

-Vậy quan điểm chống dịch của Chính phủ Pháp là gì?

Chính phủ Pháp mong muốn người dân tham gia vào chương trình ứng phó dịch bệnh, để lượng ca nhiễm không tăng lên nhiều, từ đó giảm quá tải cho ngành y tế, đảm bảo nguồn lực để chăm sóc tốt nhất cho những người mắc bệnh.

- Tại Pháp, Chính phủ đã có những phương án gì để hỗ trợ cho nền kinh tế?

Liên quan đến việc hỗ trợ cho doanh nghiệp, hôm 16/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo sẽ dành ra khoản hỗ trợ 300 tỷ euro để đảm bảo các khoản vay mới cho doanh nghiệp bất kể là doanh nghiệp lớn, nhỏ hay siêu nhỏ. Như vậy các ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tín dụng không có lý do gì để từ chối cho các doanh nghiệp vay tiền.

Chính phủ Pháp cũng thực hiện các chính sách giống với Việt Nam, ví dụ như giãn, hoãn thuế hoặc chậm, hoãn đóng các chi phí về bảo hiểm, an sinh xã hội hay bảo trợ toàn bộ các chi phí điện, nước, tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, Pháp cũng áp dụng những giải pháp cơ bản như giãn nợ hoặc lùi lại các hạn thanh toán các khoản lãi từ nợ cho doanh nghiệp.

Sau đấy một hôm, ngày 17/3, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire cũng thông tin về một gói hỗ trợ bổ sung là 45 tỷ euro. Mục tiêu của gói này là hỗ trợ chi phí tiền lương thông qua cơ chế thất nghiệp một phần trong giai đoạn khủng hoảng và thành lập một quỹ tương trợ khoảng 1 tỷ euro để tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nhất là nhóm có doanh thu ít hơn 1 triệu euro/năm.

Cụ thể như Chính phủ sẽ bồi thường khoảng 1.500 euro/ngày cho tất cả các nhà hàng, quán bar đóng cửa trong giai đoạn dịch hoặc có doanh thu giảm hơn 70% trong giai đoạn từ tháng 3/2019 – 3/2020. Như vậy, các hỗ trợ của Chính phủ Pháp cũng đi vào các kênh cụ thể, các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch.

-Khi nhìn về Việt Nam, anh đánh giá như thế nào về các biện pháp được sử dụng?

Trên nền tảng mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn cho người dân, vừa đảm bảo các hoạt động kinh doanh, sản xuất trong điều kiện dịch Covid-19, có thể nhận thấy Chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp rất chủ động và kịp thời. Đây cũng là chia sẻ tôi nhận được khi trao đổi với các đồng nghiệp quốc tế.

Trong khi nhiều quốc gia đang lúng túng với các giải pháp thì ngay khi dịch bệnh mới bắt đầu ở Vũ Hán, Việt Nam đã xác định rõ những mục tiêu của mình. Chính phủ còn nói rõ: An toàn người dân là trên hết, thậm chí có thể hi sinh tăng trưởng kinh tế. Quan điểm hết sức quyết liệt và rõ ràng ngay từ đầu.

Việt Nam cũng có sự điều phối nhịp nhàng giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Hôm 16/3, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 11 đưa ra những giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình dịch bệnh phức tạp.

Trọng tâm của Chỉ thị là gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ và gói hỗ trợ tài khoá 30.000 tỷ đồng. Chính sách tài khoá thì nhiều doanh nghiệp, người dân biết rồi, đã triển khai từ cuối tháng 2, tập trung vào giãn, hoãn nợ, chậm các khoản phải nộp như BHXH... thể hiện sự đồng hành, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Với chính sách tiền tệ thì hôm 17/3, NHNN đã công bố những quyết định quan trọng về lãi suất. Trong đó, tất cả lãi suất điều hành đã được giảm cùng một lúc như lãi suất trần cho vay ngắn hạn bằng VNĐ được giảm 0,5%/năm; Các mức lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, vay vốn qua đêm trong thanh toán điện tử giữa các NHTM với nhau hay cho vay bù đắp thiếu hụt vốn giữa NHNN và NHTM đã giảm 1%/năm.

Những điều chỉnh này vẫn phù hợp với chính sách tiền tệ cẩn trọng của Việt Nam. Tức là sử dụng và huy động những nguồn vốn có sẵn trong nền kinh tế mà không phải bơm tiền. Việt nam đã không tung ra một gói kích cầu như những năm 2007 – 2008 khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra. Điều này tạo ra sự cộng hưởng nhịp nhàng với giải pháp tài khoá đã được thực hiện tạo được niềm tin cho thị trường, nhà đầu tư, trong đó Chính phủ vẫn thể hiện vai trò chủ động trong kiến tạo môi trường, điều tiết vĩ mô.

-Nếu chọn giữa nguy cơ suy thoái và khủng hoảng kinh tế thì từ nào đúng khi nói về tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam?

Suy thoái và khủng hoảng thường được nhắc đến cùng nhau trên phương diện kinh tế học. Suy thoái được định nghĩa là sự suy giảm của tổng thu nhập quốc dân thực liên tiếp trong vòng 2 quý hoặc dài hơn 2 quý.

Suy thoái trong thời gian kéo dài sẽ dẫn đến khủng hoảng. Tức là khi đó các hoạt động kinh tế bị đình trệ trên diện rộng, chu kỳ tái sản xuất và tiêu dùng bị suy sụp, mất cân bằng vĩ mô. Tôi muốn nói đến sự mất cân bằng các chỉ số trong giai đoạn ngắn như liên quan đến sự sụt giảm của cán cân cung cầu, của thương mại, thất nghiệp, lạm phát gia tăng...

Như vậy tại thời điểm hiện nay thì nguy cơ suy thoái kinh tế miêu tả rõ ràng hơn tình trạng của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

Tuy nhiên hệ thống tài chính và thị trường của chúng ta cũng cần chuẩn bị cho một kịch bản có thể xấu đi nếu dịch bệnh kéo dài vượt sang quý III, quý IV. Như vậy chúng ta sẽ có những biện pháp ứng phó kịp thời, chủ động hơn.

-Theo anh, kinh tế Việt Nam đã thực sự cần "giải cứu" hay chưa?

Tôi nghiêng về việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp. Bởi khung cảnh chung các nền kinh tế đều chưa thể nói đến tình trạng cứu trợ. Các doanh nghiệp về bản chất vẫn còn một khoảng thời gian để cầm cự với các gói hỗ trợ từ Chính phủ.

Bên cạnh đó, các quốc gia đang nỗ lực để ngăn chặn dịch bùng phát hay lan rộng ra. Tôi cho rằng những nỗ lực này sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực trong tháng 4, tháng 5.

Doanh nghiệp đang có một khoảng thời gian "bình lặng" để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất cho những sáng kiến, sáng tạo phù hợp với mình, tạo ra những quy trình vận hành, thích ứng với điều kiện mới.

Coronavirus như một phép thử khi trong tương lai, chúng ta nhiều khả năng chứng kiến những sự kiện, biến động về kinh tế khó lường. Quy mô của tác động sẽ lớn hơn hôm nay vì các nền kinh tế được gắn chặt và ràng buộc hơn.

-Ngoài những chính sách kinh tế Việt Nam đã công bố rồi, anh nghĩ có cần thêm biện pháp nào nữa không?

Ưu tiên của chúng ta hiện giờ vẫn là ngăn chặn dịch trong thời gian ngắn nhất và đưa các hoạt động kinh tế về lại mức bình thường trước đó.

Còn bổ sung, cân nhắc thêm thì tôi lưu ý về nhóm đối tượng các DNNVV, các hộ kinh doanh cá thể, những đối tượng chịu tổn thương ngay lập tức khi dịch bệnh bùng phát. Họ chưa được lưu ý nhiều, chưa biết cách tiếp cận với các gói hỗ trợ. Riêng hộ kinh doanh thì không có điều kiện trực tiếp tham gia vào gói cứu trợ và cũng không có quỹ hỗ trợ thất nghiệp như doanh nghiệp.

Theo tôi, Chính phủ có thể xem xét về việc giảm một số loại chi phí cho nhóm này, như mặt bằng, điện, nước... Đây là việc Chính phủ Pháp đã làm.

Ngoài ra, Chính phủ cũng nên chú ý thêm đến các chính sách liên quan đến những ngành nghề, giải pháp kinh doanh mới, dựa trên công nghệ, sáng tạo, có dịp nở rộ để thích nghi với dịch. Làm sao để vừa hỗ trợ, thúc đẩy, vừa kiểm soát tốt.

-Với tình trạng "khoá" của châu Âu như hiện nay, Việt Nam nên làm gì khi khu vực này là thị trường thương mại quan trọng?

Tôi nghĩ đối sách không có nhiều, lựa chọn cũng vậy. Điều khôn ngoan nhất trong thời điểm hiện tại là kiểm soát tốt dịch bệnh, tránh lây lan. Song song là tìm ra cơ chế vận hành để doanh nghiệp có thể sản xuất đều đặn, đảm bảo được mức như trước.

-Chuyên gia dự đoán xu hướng thế giới Li Edelkoort nhận định coronavirus tặng chúng ta một trang giấy trắng cho khởi đầu mới. Anh nghĩ sao khi nghe về nhận định này?

Thế giới luôn đổi thay và cách thay đổi luôn ngày một khó đoán. Điều này cũng yêu cầu một khả năng thích ứng và tính sáng tạo cực kỳ cao. Nhìn chung, tôi nghĩ coronavirus không hẳn mang đến một trang giấy trắng vì nó sẽ không thay đổi hoàn toàn các thói quen, hình thức hay mô hình kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 có thể là hiện thân của một yếu tố thúc đẩy hoàn thiện hơn nữa trí tưởng tượng của con người trong việc sáng tạo, ứng phó ở những hoàn cảnh bất thường.

Vậy, một trong những yêu cầu với các cá nhân, tổ chức trong thời gian tới phải tạo ra những môi trường thúc đẩy sáng tạo, thích nghi với hoàn cảnh mới khi nó xảy đến. Tôi tin chắc rằng những sự việc tác động lớn kiểu Covid-19 này sẽ thường xuyên xảy đến với tần suất ngày một nhiều hơn.

-Cuối cùng, theo anh, những ngành nghề nào sẽ là xu hướng sau điểm mốc coronavirus?

Tôi nghĩ đến 3 xu hướng lớn sẽ xuất hiện trên toàn cầu, đương nhiên Việt Nam không nằm ngoài.

Thứ nhất là phát triển các lĩnh vực, ngành nghề gắn chặt với đổi mới, sáng tạo công nghệ. Nhất là những nền tảng phục vụ cho việc kết nối trực tuyến.

Thứ hai là phát triển nguồn hàng sản xuất theo hướng co hẹp lại, khiến nguồn hàng và các doanh nghiệp chế biến xích gần nhau hơn. Xu hướng này cũng gắn với việc các quốc gia sẽ quan tâm hơn đến việc có thể thay thế nhiều sản phẩm nhập khẩu bằng đồ nội địa. Điều này không phải là đi ngược lại toàn cầu hoá, hội nhập, nó chỉ là yêu cầu về hiệu quả kinh tế. Nếu sản xuất được trong nước tại sao phải đi nhập hàng từ nơi rất xa với chi phí xuất nhập khẩu, vận tải tốn kém.

Cuối cùng là xu hướng phát triển các ngành nghề liên quan đến sự biến đổi của khí hậu thông qua công nghệ như AI, big data... Những ngành nghề này rồi sẽ trở thành thời thượng. Dịch bệnh cũng là hệ quả tất yếu từ thay đổi sinh thái, môi trường. Do vậy, thế giới rồi sẽ có nhu cầu rất lớn trong việc phát triển kinh tế xanh, bền vững hơn.

-Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Theo Trí Thức Trẻ

Bài : Phương Ánh

Ảnh : NVCC - Tuấn Mark

Thiết kế : Hương Xuân



Bình Luận

Thủ đô Viêng Chăn - Hành trình khám phá nghệ thuật & văn hóa Lào

Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến vừa mang vẻ đẹp thanh bình vừa đậm nét văn hóa, thủ đô Viêng Chăn chính là lựa chọn hoàn hảo. Hãy cùng khám phá những địa điểm du lịch và nghỉ dưỡng nổi bật không thể bỏ qua tại thủ đô đất nước Lào nhé!

Leading Duo Of The Year: Dược sĩ Tiến & Hương Giang - Bộ đôi tạo ra chuẩn mực mới cho truyền hình thực tế

Chỉ trong 3 năm hợp tác, Dược sĩ Tiến và Hương Giang và đã kiến tạo nên thương hiệu riêng gắn liền với các chương trình truyền hình thực tế mới lạ, độc đáo, góp phần tạo ra bước tiến và chuẩn mực mới cho thị trường giải trí. Nổi bật là các chương trình như The Next Gentleman, The New Mentor và Miss Universe Vietnam 2024. Các dự án này vừa mang màu sắc riêng của chương trình Việt Nam, vừa thể hiện bản lĩnh, tầm nhìn và chiến lược của bộ đôi nhà sản xuất đầy tiềm năng.

Comedian Of The Year: Tiến Luật - Khi hài hước là bản năng, chân thành là thương hiệu

Nụ cười, vốn là một thứ diệu kỳ. Nó không chỉ là phương thuốc xoa dịu những căng thẳng, phiền muộn, mà còn là công cụ kết nối người với người. Ở đó, có những nghệ sĩ sinh ra với sứ mệnh mang đến tiếng cười cho khán giả, và Tiến Luật là một người như thế.

Danang Marriott Resort & Spa - Chốn bình yên bên bờ biển Non Nước

Khi cần bạn tìm một chốn bình yên để tái tạo năng lượng và thoát khỏi những ồn ào, náo nhiệt của đời sống phố thị, thì Danang Marriott Resort & Spa - một điểm đến kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên, ẩm thực tinh tế - chính là lựa chọn lý tưởng.

Actor Of The Year: Liên Bỉnh Phát - Cứ dũng cảm bước tới, vì mọi thứ sẽ không như tưởng tượng

Không ồn ào, không vội vã, mỗi bước đi của Liên Bỉnh Phát đều là những chuyển động âm thầm nhưng đầy nội lực, chờ ngày bùng nổ. Dù ở vai trò diễn viên, ca sĩ hay “mầm non giải trí”, anh chưa từng để mình bị bó buộc trong bất kỳ hình tượng nào. Hiện tại, “Bác Sĩ Tha Hương” đã đưa cái tên anh vang xa khỏi biên giới, nhưng với Liên Bỉnh Phát, thành công không chỉ nằm ở sự công nhận, mà ở dấu ấn riêng anh để lại - một tinh thần khám phá không ngừng và sự chân thành trong từng hành trình

Leading Man Of The Year: Ngô Nhật Minh - Thành công đến từ con người, không chỉ từ quy trình

Với vai trò là Tổng quản lý Wyndham Grand Phu Quoc, ông Ngô Nhật Minh đã luôn luôn linh hoạt, sáng tạo để nâng cao chất lượng trải nghiệm cho khách hàng, đưa thương hiệu Wyndham Grand Phu Quoc trở thành khu nghỉ dưỡng và điểm đến hấp dẫn hàng đầu Đảo Ngọc.

Best Luxury Family Resort Of The Year: Radisson Blu Resort Cam Ranh - Thiên đường nghỉ dưỡng cho gia đình

Mang nét đặc trưng và ưu điểm của một khu nghỉ dưỡng kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp thiên nhiên với tiêu chuẩn nghỉ dưỡng quốc tế, và tôn vinh văn hóa bản địa, Radisson Blu Resort Cam Ranh mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng độc đáo và đẳng cấp cho du khách mà không bất cứ nơi nào có được. Chính vì vậy, Radisson Blu Resort Cam Ranh tự hào được vinh danh là “The Best Luxury Family Resort of the Year” tại giải thưởng Men&life Awards 2024.

Music Legend Of The Year: Tùng Dương - Một năm “tái sinh”, bước đà cho những cao trào tiếp theo

Cách đây hơn 20 năm, cái tên “Tùng Dương” bước ra từ một cuộc thi âm nhạc, mang theo một sắc vóc lạ thường: gai góc, độc bản và không dễ định hình. Đã từng có lúc, người ta hoài nghi rằng, liệu con đường độc tôn anh đang đi, sẽ có mấy ai dõi theo. Nhưng hôm nay, giọng ca ấy đang vang vọng trong mọi thế hệ. Thành công của “Tái sinh” không chỉ là dấu mốc mới của một tượng đài nhạc Việt, mà còn bước đà đưa anh đến những hồi cao trào tiếp theo.

Senstive Skin Soothing Care – Giải pháp dành riêng cho làn da nhạy cảm

Sisley Paris – thương hiệu mỹ phẩm cao cấp đến từ Pháp, nổi tiếng với việc kết hợp tinh hoa thực vật và công nghệ tiên tiến – chính thức giới thiệu tại Việt Nam sản phẩm mới đột phá: Sensitive Skin Soothing Care. Đây là sản phẩm đầu tiên của Sisley được phát triển với chuyên môn da liễu dành riêng cho làn da nhạy cảm – một phân khúc đang tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành chăm sóc da toàn cầu.

The Merchant of Venice: Hương thơm viết tiếp di sản vàng son của Venice

The Merchant of Venice mang đến những mùi hương tinh tế, kết hợp di sản nước hoa lâu đời của Venice với nghệ thuật chế tác hiện đại. Lấy cảm hứng từ những chuyến hải trình xa hoa và văn hóa phương Đông, thương hiệu khơi gợi một thế giới hương thơm đầy mê hoặc.

Chương Tử Di tỏa sáng trong thiết kế Cong Tri tại The Gold House Gala Awards

Tại sự kiện The Gold House Gala Awards – một trong những lễ trao giải danh giá tôn vinh những cá nhân gốc Á có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật và cộng đồng – minh tinh Chương Tử Di đã thu hút mọi ánh nhìn khi xuất hiện trong bộ trang phục đến từ nhà thiết kế Nguyễn Công Trí.

Six Senses Côn Đảo và Biologique Recherche: Khởi tạo hành trình vẻ đẹp từ tâm thức đến làn da

Six Senses Côn Đảo Spa & Wellness Village – điểm đến lý tưởng cho hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện chính thức ra mắt chương trình hợp tác cùng Biologique Recherche, thương hiệu chăm sóc da danh tiếng đến từ Pháp. Với 55 năm nghiên cứu chuyên sâu mang đến các liệu trình được cá nhân hóa đến từng chi tiết, Biologique Recherche định hình một chuẩn mực mới cho vẻ đẹp đích thực – khỏe mạnh, thuần khiết và bền vững. Sự cộng hưởng giữa tinh hoa khoa học chăm sóc da toàn cầu và triết lý sống hài hòa với thiên nhiên của Six Senses Côn Đảo không chỉ nâng tầm trải nghiệm làm đẹp, mà còn mở ra hành trình tái kết nối thân – tâm – trí, nuôi dưỡng vẻ đẹp rạng ngời toàn diện.

Hương vị mùa hè trong từng ly vang

Hệ thống cửa hàng Warehouse trên toàn quốc sẽ tổ chức Summer Wine Fair 2025 – lễ hội rượu vang diễn ra từ ngày 16 đến ngày 31 tháng 5 năm 2025. Với thông điệp “Taste the World in Every Glass”, sự kiện là điểm hẹn dành cho người yêu vang khám phá bộ sưu tập  nhập khẩu chính ngạch từ Pháp, Ý, Úc, Chila, Tây Ban Nha đến New Zealand.

Fashion Director of The Year: Kye Nguyễn - Thời trang Việt Nam cần được vươn xa hơn

Là người đảm nhiệm vị trí cố vấn thời trang và định hình phong cách cho nhiều nhân vật có tiếng trong làng giải trí, Kye Nguyễn đã tái định nghĩa và nâng tầm vị trí của Stylist lẫn Fashion Director trong thế giới thời trang luôn biến đổi không ngừng.

Fashion Designer Of The Year: NTK Nguyễn Minh Công - Tôi cũng chỉ là người vô tình được “văn hóa” chọn

Với Nguyễn Minh Công, văn hóa không phải là một sự lựa chọn, mà là một mối lương duyên. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thiết kế đến từ Vĩnh Long lại dành sự quan tâm đến các giá trị nguyên bản, tinh thần truyền thống. Bởi với anh, thời trang là mảnh đất của bồi đắp và sáng tạo, là cầu nối giữa di sản và tinh thần đương đại.

Best Young Fashion Model of The Year: JiJi Cát Tường - Ngôi sao tiềm năng của thời trang Việt

Tuy chỉ mới sải bước trên sàn catwalk không lâu, nhưng JiJi Cát Tường đã chứng minh thực lực của bản thân và được đánh giá là một trong những người mẫu nhí đầy tiềm năng của thời trang Việt.

Thưởng thức bánh bá trạng thủ công thượng hạng từ nhà hàng Li Bai

Thức quà sang trọng mùa Tết Đoan Ngọ từ Sheraton Saigon Grand Opera Hotel. Bánh bá trạng Li Bai được chế biến theo công thức bí truyền của các đầu bếp Quảng Đông với hơn 30 năm kinh nghiệm, kết hợp nguyên liệu cao cấp cùng kỹ thuật lành nghề mang đến hương vị Quảng Đông đặc trưng. Sản phẩm được đóng gói trong hộp quà sang trọng với bốn lựa chọn nhân mặn và chay

Best Premium MICE Resort/Hotel Of The Year: The Grand Ho Tram - Điểm đến lý tưởng cho du lịch MICE

The Grand Ho Tram mang đến một trải nghiệm toàn diện cho du lịch MICE - nơi công việc và thư giãn giao thoa hoàn hảo. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ đẳng cấp quốc tế, cùng chuỗi tiện ích giải trí, ẩm thực đa dạng, The Grand Ho Tram không chỉ giúp doanh nghiệp tổ chức sự kiện hiệu quả mà còn tạo nên những khoảnh khắc gắn kết đáng nhớ.