Nếu bạn muốn thức dậy với một tinh thần thoải mái, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng thì hãy để cơ thể hoàn thành chu kỳ ngủ bằng cách tạo ra một giấc ngủ REM chất lượng.
Khi nói về thói quen ngủ, mọi người thường xem số lượng giấc ngủ đồng nghĩa với chất lượng giấc ngủ mà họ có được, nhưng thật ra đó lại là một sai lầm lớn. Đúng là số giờ mà bạn ngủ trong một ngày rất quan trọng, ngủ nhiều vẫn còn hơn là ít, nhưng thời gian mà bạn dành cho việc ngủ chưa phải là thước đo hoàn hảo cho chất lượng nghỉ ngơi của bạn.
Theo những nghiên cứu cho rằng, khi ngủ đủ giấc cơ thể của bạn sẽ bước vào 4 giai đoạn khác nhau, trong khoảng thời gian đó các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, nhiệt độ cơ thể giảm xuống, mô hình sóng não thay đổi. Bên cạnh đó, quá trình giúp phục hồi cơ thể cũng được diễn ra, từ cơ bắp đến hệ thống miễn dịch và sau khi thức dậy, mọi thứ sẽ được nạp năng lượng và cũng bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn.
Vậy nên có thể thấy được chất lượng giấc ngủ của bạn phụ thuộc vào thời gian ngủ đầy đủ để cơ thể trải qua tất cả các giai đoạn. Trong đó có một giai đoạn ngủ cuối cùng và quan trọng nhất được gọi là giấc ngủ REM (viết tắt của Rapid Eye Movement) hay còn gọi là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh.
Có thể đây là một định nghĩa mới đối với bạn, hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin hay ho và các khả năng mà giấc ngủ REM mang đến qua bài viết dưới đây nhé!
Giấc ngủ REM là gì?
REM (Rapid Eye Movement) - giấc ngủ chuyển động mắt nhanh là một giai đoạn quan trọng nhất của chu kỳ ngủ, đương nhiên mắt bạn sẽ không mở nhưng chúng sẽ chuyển động rất nhanh và dễ thấy được. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện sau khoảng 70-90 phút sau khi chúng ta bắt đầu nhắm mắt, thả lỏng cơ thể và bước vào giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ.
Tuy nhiên, những gì mà REM đang diễn ra bên trong não bạn còn kỳ diệu hơn những điều mà bạn thấy bên ngoài. Trong giai đoạn REM, các chức năng não sẽ hoạt động một cách đáng kể, hơi thở vẫn chậm rãi nhưng tim đập rất nhanh, một số trường hợp huyết áp cũng tăng cao.
Các giấc mơ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trong giấc ngủ REM và sống động hơn các giấc mơ bình thường khác. Nhờ những tác động thực tế đó, các nhà nghiên cứu đã có thể chứng minh rằng khi đạt được giấc ngủ REM có thể giúp bạn cải thiện khả năng duy trì trí nhớ đến nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy.
Những lợi ích không dừng lại ở đó, giấc ngủ REM còn giúp điều chỉnh sự cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể. Khi gặp phải tình trạng thiếu ngủ có liên quan đến việc giảm mức testosterone, chính vì nguyên nhân đó sẽ làm giảm sự phát triển cơ bắp hoặc làm giảm ham muốn tình dục của bạn. Giấc ngủ REM đã chứng minh được sự quan trọng của chất lượng giấc ngủ đối với sự phát triển và phục hồi của cơ bắp cũng như các chức năng khác bên trong cơ thể.
Cần bao nhiêu giấc ngủ REM là đủ?
Nhu cầu về giấc ngủ phụ thuộc nhiều vào thời gian nghỉ ngơi và có thể thay đổi khá nhiều tùy theo độ tuổi cũng như công việc hay lịch sinh hoạt của bạn trong một ngày. Đối với người trưởng thành, giấc ngủ được cho là chất lượng và hoàn hảo nhất sẽ kéo dài từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Với 25% trong khoảng thời gian đó là giấc ngủ REM, tương đương với gần 2 tiếng trong mỗi giấc ngủ.
Vì cơ thể bạn không thể bước vào giấc ngủ REM ngay lập tức mà bắt buộc bạn phải trải qua các giai đoạn nghỉ ngơi, thả lỏng và chu kỳ đầu tiên của giấc ngủ non-REM (ngủ không chuyển động mắt). Quá trình này có thể mất đến 90 phút.
Có một điều mà bạn nên lưu ý là cơ thể bạn chỉ bước vào giấc ngủ sâu hơn và dài hơn sau nhiều chu kỳ ngủ, vì vậy nếu chỉ có 1-2 giờ để ngủ thì bạn sẽ không thể đạt được giấc ngủ REM. Nếu bạn chỉ ngủ 6 tiếng thì bạn sẽ thời gian ngủ REM cần thiết của bạn sẽ ít hơn, ngủ càng ít thì con số thực tế sẽ hầu như bằng 0.
Vậy nên, bạn hãy tập cải thiện giấc ngủ REM để cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như tối ưu được thời gian nghỉ ngơi của cơ thể nhé!
Cách tối ưu hóa thời gian thức dậy
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn sẽ thức dậy với cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng nhất là hẹn giờ báo thức chỉ reo khi bạn đang trong chu kỳ giấc ngủ nhẹ nhất. Nhờ sự phổ biến của điện thoại thông minh và một số ứng dụng hỗ trợ giấc ngủ rất thông minh khác, giờ đây bạn có thể trải nghiệm cảm giác thức dậy một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và không còn mệt mỏi hay muốn ngủ tiếp vào mỗi buổi sáng nữa.
Các ứng dụng này hoạt động bằng cách sử dụng điện thoại thông minh của bạn để theo dõi chuyển động của cơ thể bạn trong suốt cả đêm. Vì giấc ngủ REM sẽ tắt hầu hết các chức năng cơ thể của bạn ngoại trừ hơi thở và chuyển động của mắt nên các ứng dụng có thể đưa ra dự đoán chính xác thời điểm mà bạn đang ngủ nông hay ngủ sâu, và sau đó ứng dụng mới kích hoạt báo thức khi bạn an toàn thoát ra được giấc ngủ REM.
Chính vì vậy các ứng dụng ngủ của bạn có thể đánh thức bạn dậy sớm hơn nửa giờ hoặc hơn so với báo thức đã đặt. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc thức dậy đột ngột sau giấc ngủ sâu nên bạn thực sự sẽ thức dậy với cảm giác được nghỉ ngơi và tỉnh táo hơn so với khi bạn bị đánh thức muộn hơn ba mươi phút sau khi ngủ sâu.
Một khi bạn đã trải nghiệm được những lợi ích của báo thức thông minh, bạn sẽ thấy thoải mái hơn và không bao giờ muốn quay lại với lối sống cũ.
Giấc ngủ của chúng ta không đơn giản chỉ là một trạng thái tĩnh lặng? Nó thực sự là một hành trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Khi bạn có một giấc ngủ trọn vẹn, chu kỳ ngủ của bạn sẽ tiến triển theo thứ tự sau:
• Giai đoạn NREM 1: Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ thức đến ngủ, thường chỉ kéo dài vài phút.
• Giai đoạn NREM 2: Giai đoạn này chiếm khoảng 50% thời gian ngủ, đặc trưng bởi nhịp tim và nhịp thở chậm lại.
• Giai đoạn NREM 3: Giai đoạn ngủ sâu, cơ thể phục hồi và tái tạo mô.
• Giai đoạn REM: Giai đoạn này liên quan đến giấc mơ, và não hoạt động tích cực. Sau khi trải qua giai đoạn REM, cơ thể thường trở lại giai đoạn NREM 2 trước khi bắt đầu một chu kỳ mới. Những yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ: tuổi tác, rối loạn giấc ngủ, các cơn đau cấp tính hoặc mãn, trầm cảm hoặc lo âu, thói quen sinh hoạt.
Men&life
Bình Luận