Khoản đầu tư từ sớm vào công ty công nghệ sinh học Moderna đã giúp giáo sư Timothy Springer từ Đại học Harvard trở thành tỷ phú với khối tài sản khoảng 1 tỷ USD.
Việc Moderna phát triển vaccine ngừa Covid-19 khiến cổ phiếu công ty này tăng vọt trong những tuần gần đây. Điều đó giúp giáo sư Springer trở thành tỷ phú USD. Forbes ước tính rằng phần lớn tài sản 1 tỷ USD của ông đến từ 3,5% cổ phần Moderna. Ảnh: Bloomberg.
Moderna là công ty đầu tiên tiến hành thử nghiệm vaccine ngăn ngừa virus corona lâm sàng ở người vào khoảng giữa tháng 3. Tính từ lúc WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch vào hôm 11/3 đến nay, cổ phiếu công ty này đã tăng khoảng 3 lần. Ảnh: WSJ.
Timothy Springer là giáo sư hóa học và dược học tại trường y khoa thuộc Đại học Harvard danh tiếng. Ông bắt đầu làm việc tại đây từ năm 1977. Ảnh: Bloomberg.
Bước đột phá đầu tiên trong sự nghiệp kinh doanh của vị giáo sư là khi ông thành lập công ty công nghệ sinh học LeukoSite vào năm 1993. Đến năm 1998, công ty này IPO. Năm 1999, Springer bán LeukoSite cho tập đoàn dược phẩm Millennium với giá 635 triệu USD, và ông kiếm được 100 triệu USD trong thương vụ này. Ảnh: Getty.
Springer là một trong những nhà đầu tư sớm nhất của Moderna khi bỏ 5 triệu USD vào công ty này vào năm 2010. Khoảng một thập kỷ sau, số tiền đó đã đem về cho vị giáo sư 870 triệu USD. Rất lâu trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ông đã suy nghĩ về việc công nghệ mRNA đột phá của Moderna có thể được dùng để phát triển vaccine. Ảnh: Timothy Springer.
Bên cạnh Moderna, giáo sư Springer còn tham gia đầu từ vào 3 công ty công nghệ sinh học khác là Selecta Biosciences, Scholar Rock, và Morphic Therapeutic. Ảnh: Getty.
Đã là tỷ phú USD nhưng ông vẫn đạp xe mỗi ngày tới phòng thí nghiệm của mình ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ để làm việc. Springer chia sẻ rằng tài sản lớn nhất của ông là căn nhà của mình, nơi ông có thể thỏa thích làm vườn. Ảnh: Vector.
Ông cũng chi rất nhiều tiền để tham gia các hoạt động thiện nguyện, đặc biệt là tài trợ cho nhà khoa học chuyên nghiên cứu công nghệ sinh học. Năm 2017, ông đã quyên góp 10 triệu để thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên Viện Đổi mới Protein. Ảnh: Harvard.
Vị giáo sư lạc quan rằng ngành công nghệ sinh học vẫn tiếp túc phát triển nhanh chóng ngay cả khi đại dịch Covid-19 không còn nữa. Ảnh: Getty.
Theo Zing News
Bình Luận