Chỉ sau vài tuần xảy ra đại dịch COVID-19, chúng ta đã học được cách thích ứng để bảo vệ bản thân và gia đình từ nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Cùng với đó, dịch COVID-19 còn đem lại những thay đổi đáng kể trong các khía cạnh của cuộc sống như văn hóa, xã hội, kinh tế và giáo dục.
Ngoài những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 đã đem lại một số ảnh hưởng tích cực đến đời sống và môi trường của con người. Cùng điểm qua 11 thói quen có thể sẽ được thay đổi sau khi cơn bão đại dịch đi qua nhé!
Ảnh: Unsplash
Một trong những thay đổi rõ nhất trong giao tiếp xã hội khi đại dịch COVID-19 xảy ra là mọi người đã bắt đầu hạn chế đụng chạm cơ thể trực tiếp. Rõ ràng, trong bối cảnh cách ly xã hội, những thói quen trong văn hóa giao tiếp đang có sự chuyển mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những hành động như bắt tay, đập tay, ôm hoặc hôn má và hôn nay đều bị giới hạn. Ngay cả khi đại dịch được kiểm soát hoàn toàn, hẳn chúng ta vẫn sẽ cảm thấy e dè khi phải tiếp xúc gần với người khác. Thay vào đó, chúng ta sẽ học được cách sử dụng ánh mắt để giao tiếp hoặc một cái gật đầu đơn giản để thể hiện sự chào hỏi.
Ảnh: Unsplash
Trong những ngày này, chúng ta dễ dàng bắt gặp các dụng cụ khử trùng ở nơi công cộng như trường học, văn phòng, bệnh viện, bưu điện… Các bình đựng dung dịch khử trùng sẽ được đặt ở lối ra vào hay khu vực tiếp tân để đảm bảo mọi người khử trùng sạch sẽ trước khi bước vào những nơi này. Số địa điểm áp dụng yêu cầu khử trùng tay ngày càng gia tăng, không chỉ riêng các khu vực của nhà nước mà khi bạn đến các nhà hàng tư và khu vực mua sắm, bạn cũng sẽ được yêu cầu khử trùng tay trước khi tiến hành mua hàng và đặt món. Đây có thể trở thành thói quen mới trong tương lai.
Đại dịch COVID-19 đã đặt ra nhiều thách thức cho con người. Các ngành công nghiệp giải trí và dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, đào tạo, ăn uống… đều phải tìm cách thích ứng trong bối cảnh đặc biệt này. Trong lĩnh vực giải trí, các nền tảng trực tuyến như Tiktok, Spotify, Itunes, Youtube… cũng lần lượt đẩy mạnh việc truyền thông và tạo ra các nội dung sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm từ phía người dùng.
Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, các doanh nghiệp lớn đang không ngừng nâng cao năng lực của các đội ngũ chuyên môn để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng mạnh hiện nay. Còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ăn uống trước giờ vẫn quen với hình thức phục vụ truyền thống tại nhà hàng cũng đã bắt đầu tham gia vào cuộc đua này. Theo đó, các dịch vụ chăm sóc cho khách hàng mua về và giao hàng tận nơi đang ngày càng cải thiện để khiến khách hàng hài lòng hơn.
Khác với ô nhiễm khí hậu, sự lây lan nhanh chóng và mạnh mẽ của vi-rút Corona làm cho mọi người nhận thức rõ ràng hơn về việc bảo vệ sức khỏe của mình. Chẳng hạn, nhiều người không có thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài mặc cho các dấu hiệu cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, nhưng đại dịch COVID-19 đã có tác động mạnh mẽ đến thói quen này và khiến mọi người bắt đầu đeo khẩu trang nhiều hơn.
Ảnh: RFI
Ảnh: Unsplash
Để giảm thiểu sự lây lan của dịch COVID-19, nhiều công ty đã bắt đầu triển khai hình thức làm việc từ xa. Nhờ sự hỗ trợ từ công nghệ của các công cụ trực tuyến như Dropbox, Slack, Teamviewer… phương thức làm việc này đã trở nên phổ biến và thuận tiện hơn cho mọi người. Bên cạnh đó, khi mọi người bắt đầu làm việc tại nhà, tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí cũng đã có dấu hiệu giảm mạnh và được cải thiện đáng kể. Cùng với đó, nếu hiệu suất làm việc của nhân viên cao hơn so với làm việc tại văn phòng thì hình thức này hứa hẹn sẽ trở thành cách thức làm việc tiềm năng trong tương lai gần.
Ảnh: Unsplash
Kể từ khi được cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm vi-rút Corona do sử dụng chung các thiết bị công cộng, mọi người đã bắt đầu có ý thức cảnh giác với những vật dụng mà họ tiếp xúc hàng ngày. Chẳng hạn đối với các khu vực như ATM, thang máy, nắm cửa, nhà vệ sinh… thay vì tiếp xúc bằng tay trực tiếp, mọi người có thể đeo găng tay khi thao tác và khử trùng tay sau khi chạm vào. Hoặc việc sử dụng khuỷu tay hay các vật dụng cá nhân như tăm, chìa khóa để thao tác các nút bấm tại nơi công cộng cũng được mọi người vận dụng một cách triệt để.
Ảnh: Unsplash
Một trong những chính sách đã và đang được thi hành để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh chính là cách ly xã hội. Trong đó, mỗi người dân đều được yêu cầu không tiếp xúc gần hơn 2m, điều này khiến mọi người chú ý hơn khi đến các khu vực công cộng. Cho dù sau khi dịch COVID-19 kết thúc, chính sách này không còn được áp dụng nữa, nhưng một điều chắc chắn là chúng ta sẽ bắt đầu để ý hơn về việc giữ khoảng cách khi tiếp xúc với mọi người xung quanh cũng như giữ cho mình một không gian riêng tư nhất định.
Ảnh: Unsplash
Hiện nay, chúng ta luôn được nhắc nhở rằng phải thường xuyên rửa tay hoặc sử dụng dung dịch khử trùng ít nhất 20 giây sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng. Theo đó, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có đến 40 phần trăm người Mỹ thường xuyên không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nhưng nhờ dịch bệnh mà số phần trăm trên đã giảm đáng kể và mọi người cũng đã dần ý thức hơn về việc vệ sinh tay để đảm bảo sức khỏe của mình.
Ảnh: Unsplash
Có một điều chúng ta học được sau đại dịch COVID-19 là hạn chế tối đa đến những khu vực đông người và náo nhiệt. Sau một thời gian cách ly xã hội, chúng ta có lẽ sẽ nhận ra những lợi ích không ngờ khi dành thời gian ở nhà như học cách chăm sóc bản thân hoặc phát triển các thói quen tích cực cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, thay vì chen chúc đến các khu mua sắm ồn ào, bạn có thể có được món đồ mình muốn từ các trang web mua sắm trực tuyến.
Nhận thức của người dân là một trong những yếu tố tác động đến sự lây lan của đại dịch. Trước khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người vẫn còn giữ thái độ thờ ơ với lời kêu gọi bảo vệ sức khỏe từ cộng đồng và chính phủ. Họ cho rằng đó chỉ là bệnh cúm thông thường và căn bệnh này chẳng thể nào lây lan đến khu vực mình sinh sống và làm việc.
Cho dù có sức đề kháng tốt và chống chọi được với dịch bệnh, nhưng họ vẫn có thể gây ra những hậu quả đáng sợ cho xã hội. Vì bất cứ ai cũng có khả năng trở thành trung gian lây nhiễm đến những người khác – những người phải chịu ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe và kinh tế từ đại dịch. Hy vọng sau mùa đại dịch này, chúng ta sẽ nhận thức được vấn đề đạo đức y tế công cộng và học được cách đặt lợi ích của xã hội lên trước lợi ích của bản thân.
Ảnh: Unsplash
Ngoài du lịch, y tế, giáo dục cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Lần lượt các hệ thống giáo dục ở khắp nơi trên thế giới phải tạm đóng cửa và cho học sinh, sinh viên ở nhà để ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh. Theo đó, các nền tảng học trực tuyến đã bắt đầu được triển khai trong thời gian cách ly này.
Ảnh: Unsplash
Nhiều trường học ở Việt Nam đã bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đăng ký các nền tảng học trực tuyến cho học sinh và sinh viên như Microsoft Teams, Google Meet,… Những trường này cũng bắt đầu chú trọng hơn về việc thiết kế lại nội dung và hình thức của chương trình dạy để đáp ứng nhu cầu của người học. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng các công cụ tiện ích phục vụ cho học tập như Email, Google Classroom, Microsoft Office… của giáo viên và học sinh cũng đang được cải thiện và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Theo ELLE
Nguồn: Reader’s Digest
Bình Luận