PHONG CÁCH SỐNG CỦA ĐÀN ÔNG - MENANDLIFE.COM.VN - PHONG CÁCH SỐNG CỦA ĐÀN ÔNG - MENANDLIFE.VN
PHONG CÁCH SỐNG CỦA ĐÀN ÔNG - MENANDLIFE.COM.VN - PHONG CÁCH SỐNG CỦA ĐÀN ÔNG - MENANDLIFE.VN

Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean: “Một đất nước mạnh phải có doanh nghiệp mạnh”

Theo đuổi lĩnh vực sản xuất, cung ứng mặt hàng thời trang Denim và Non-denim cho các thị trường Mỹ, EU, Nhật bản, ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean (Vitajean) đã khao khát xây dựng hình ảnh thương hiệu cùng tên tuổi của ngành xuất khẩu thời trang trên thị trường quốc tế.

* Thành lập công ty vào năm 1998, thời điểm ngành may còn nhiều khó khăn, “vốn liếng” ban đầu cũng nhỏ nhưng ông đã khát vọng, hoài bão trở thành tập đoàn thời trang lớn, vươn xa hơn ra thế giới, động lực nào thôi thúc ông?

- Nhớ lại lúc mới thành lập, quy mô công ty nhỏ, nhân sự ít, nhà xưởng tuềnh toàng... tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với các khách hàng trong nước, cũng như nước ngoài, thậm chí cả nhiều lần thất bại. Nhưng nhờ sự đam mê, chỉ có đam mê mới giúp tôi đủ sức mạnh để vượt qua tất cả, đi đến tận  cùng ước mơ lớn.

* Không chọn con đường làm hàng FOB, Việt Thắng Jean tự phát triển thương hiệu riêng V-SixtyFour và tự bán sản phẩm ra nước ngoài, con đường chắc hẳn không đơn giản. Ông đã làm thế nào?

- Để bán được sản phẩm cho 8 nước châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc, đang tiếp tục ở thị trường Singapore như hiện nay, chúng tôi đã trải qua rất nhiều thử thách và nỗ lực không ngừng. Trong đó, thách thức lớn nhất là phải dám thay đổi từ công nghệ đến tư duy, phải kiên trì và không bỏ cuộc. Bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế và nguyên phụ liệu. Điều này cũng giúp tôi chủ động luôn cả công nghệ. Năm 1993, tôi bắt đầu thay đổi công nghệ, từng bước tự động hóa các quy trình, hệ thống. Sau không ít lần thất bại, tôi ứng dụng thành công công nghệ vào sản xuất. Đầu tiên, công ty mất hai năm xây dựng bộ phận nghiên cứu và phát triển. Sau đó, mất thêm 4 năm để tổ chức nghiên cứu thị trường, thiết kế và đưa sản phẩm ra thị trường trước khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Nhờ sản xuất vải jean bốn chiều, Việt Thắng Jean có thêm khách hàng mới từ Canada. Ngoài ra, công ty còn đang sản xuất cho Tom Tailor của Đức, Uniqlo của Nhật Bản...

Song, muốn thay đổi công nghệ thì phải được khách hàng và người tiêu dùng đón nhận. Đặc biệt, phải có nguồn nguyên liệu phù hợp với công nghệ nên tôi phải đi khắp nơi, tìm hiểu rất nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, thậm chí có nhiều nguyên liệu mua về không đáp ứng được vẫn phải chấp nhận “lỗ” để thay đổi. Ví dụ, vải Thổ Nhĩ Kỳ, Ý phù hợp với công nghệ sản xuất mới, còn vải Trung Quốc có chất lượng trung bình nên chưa theo kịp nhu cầu phát triển của công nghệ. Cũng từ hành trình này mà Việt Thắng Jean không phải là nhà gia công đơn thuần mà đã chuyển sang các khâu mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn từ 10 năm nay. V-SixtyFour chính là “đứa con” thành công. Năm ngoái, chúng tôi đã xuất khẩu hơn 4 triệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

* Ông đánh giá thế nào về khả năng thay đổi và đáp ứng của doanh nghiệp (DN) Việt Nam, nắm bắt cơ hội khi các hiệp định thương mại được ký kết?

- Cơ hội dành cho tất cả DN dệt may nhưng DN nào có sự chuẩn bị tốt hơn sẽ tận dụng tốt hơn và giành được nhiều phần hơn. Muốn giữ chân khách hàng, phải có một số lợi thế cạnh tranh đặc biệt. Ngoài năng lực mạnh, tài chính mạnh, công ty phải lớn để có đủ khả năng, trình độ quản trị hệ thống; sản xuất phải tiên tiến, hiện đại để không chỉ đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng, mà quan trọng không kém là tăng hiệu quả và năng suất lao động về lâu dài.

Trước làn sóng đầu tư của các DN FDI vào Việt Nam, bên cạnh đó là sự đòi hỏi từ phía khách hàng các thị trường khó tính, nhiều sản phẩm truyền thống bị khách hàng “chê” lỗi, cộng thêm áp lực cạnh tranh nên nhiều DN Việt Nam đã ý thức thay đổi. Họ hiểu ra, chỉ có công nghệ cao mới có sản phẩm tốt, tạo được sự tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, số DN thay đổi được chưa nhiều. Một số DN vẫn đang trong giai đoạn thay đổi từng phần, chưa triệt để.

* Ông có thể chia sẻ một vài con số hiệu quả khi thay đổi công nghệ?

- Khi thay đổi công nghệ, chúng tôi đã triệt tiêu được hàng lỗi, nâng mức bình quân tăng trưởng lên 10%. Đơn cử, chỉ riêng việc lắp đặt băng tải mới đã tăng năng suất lên 30%, nhờ vậy, có đủ nguồn tài chính để tái đầu tư.

Hiện Việt Thắng Jean có ba nhà máy, trong đó nhà máy mới nhất, tự động cao nhất hầu hết công đoạn từ wash, xử lý laser, chà xù trên sản phẩm jean và một phần ở công đoạn may. Một chiếc máy wash thay được 36 người/ca và chúng tôi ứng dụng 5S, công nghệ laser giúp tăng tính chính xác, tính thẩm mỹ các viền, hình ảnh trên quần áo denim. Nhà máy không sử dụng hóa chất nên không gây tác động đến môi trường. Ở khâu may, khâu thường thâm dụng lao động nhiều nhất, cũng đã tự động hóa.

Trước đây, để làm ra được 10.000 sản phẩm mỗi ngày, một nhà máy như của Việt Thắng Jean cần khoảng 2.500 công nhân nhưng hiện tại chỉ có 800 công nhân. Nhà máy theo công nghệ sản xuất tự động hóa này cũng giúp tăng năng suất lao động của họ lên gấp đôi. Trước đây, một chuyền 53 người sản xuất 1.200 sản phẩm/ngày. Hiện nay là 2.400 sản phẩm/ngày.

* Theo ông, nút thắt đổi mới của DN, đặc biệt là DN dệt may nằm ở đâu?

- Tư duy thay đổi của các DN là có nhưng trở ngại là năng lực DN và tài chính, nhân sự nên chưa thật sự nỗ lực và quyết tâm. Vấn đề là tư duy đường lối và các DN có cảm thấy cần và có quyết định đầu tư hay không.

Ai cũng nghe nói về cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, về tự động hóa, rô bốt. Nhưng nghe xong để đó chứ không thực hiện. Riêng DN dệt may, nguyên phụ liệu chính là nút thắt, công nghệ cũ, một số DN bị các địa phương từ chối mở nhà xưởng vì gây ô nhiễm nên DN dệt may khó phát triển. Mặc dù là quốc gia xuất khẩu may mặc thứ ba thế giới nhưng một nửa các công ty may Việt Nam vẫn đang theo phương thức sản xuất đơn giản là gia công có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi dệt may. Chỉ có 5% tiến lên, làm được hàng theo phương thức ODM (chủ động nguyên phụ liệu và tham gia thiết kế). Nguyên nhân chính là Việt Nam không có nguyên phụ liệu nội địa. Bên cạnh đó, vấn đề chính của công nghệ 4.0 là liên kết chuỗi thì các công ty Việt Nam lại chưa liên kết được chuỗi dệt may.

Hiện rất nhiều DN lớn về sản xuất nguyên phụ liệu dệt may đã chuyển dịch những hoạt động của họ về Việt Nam. Nhiều DN Việt Nam cũng quan tâm đầu tư cho nguyên liệu, kéo dài chuỗi sản xuất hàng hóa khép kín. Đây là tín hiệu tốt để DN trong nước có nguồn cung nguyên phụ liệu đáp ứng theo yêu cầu về xuất xứ hàng hóa để xuất sang thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhưng xuất khẩu vào EU thì DN dệt may vẫn khó khăn.

* Ông có khuyến nghị gì cho DN dệt may muốn đưa hàng vào thị trường châu Âu?

- Với thị trường EU, từ trước tới nay DN dệt may Việt Nam chưa tiến xa, tiến sâu được là do EU gồm 28 nước, mà mỗi nước lại có phong tục tập quán, đặc điểm tiêu thụ khác nhau, đơn hàng tại EU số lượng nhỏ so với các thị trường khác, nhiều mùa nên thay đổi mẫu mã liên tục... Do đó, không ít DN ngại làm các đơn hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, với việc cắt giảm thuế quan, ngành dệt may sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Để tận dụng lợi thế, các DN phải nhanh chóng liên kết chuỗi với các nước, nhất là liên kết với các DN nước ngoài, nhất là DN Hàn Quốc đang sản xuất nguyên phụ liệu tại Việt Nam với số lượng rất lớn.

Bên cạnh ưu đãi, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng đòi hỏi nhiều yếu tố khắt khe hơn CPTTP về chất lượng, đổi mới sáng tạo, trách nhiệm xã hội, môi trường, minh bạch về nguyên liệu và phải sạch. Sản phẩm không sạch, không minh bạch thì không vào được châu Âu. Chính vì vậy, nếu thực hiện tốt các tiêu chuẩn vào EU thì DN cũng có “bộ mặt” mới, có chiếc áo mới, đó là môi trường làm việc tốt, luôn có sự đổi mới sáng tạo, hoặc theo tiêu chuẩn Nhật thì DN có môi trường luôn sạch và gọn gàng. Tất cả điều đó không chỉ riêng DN hưởng lợi mà người lao động mới là người được hưởng lợi nhiều nhất.

* Nhưng không phải DN nào cũng có tầm nhìn lâu dài để đầu tư...

- Đã xác định kinh doanh bền vững và lâu dài thì việc đáp ứng các nguyên  tắc của các Hiệp định phải được xem là bước đệm quan trọng để DN phát triển thương hiệu. Một đất nước mạnh phải có DN mạnh, một DN mạnh phải có thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Mà muốn có thương hiệu mạnh thì phải thay đổi được nhận thức, không làm thủ công nữa mà phải đổi mới công nghệ.

* Nhưng các DN Việt Nam đa số đang bị hạn chế về tài chính. Theo kinh nghiệm của ông, giải bài toán này thế nào là khả thi?

- Hầu hết DN dệt may đều có quỹ đất rất lớn về nhà xưởng, trong khi giá đất hiện tăng 300-400%/năm, các DN có thể lấy quỹ đất này gửi ngân hàng. Lúc đó, nhiều DN khối EU sẽ cho mình nhập máy móc, dây chuyền và họ cho mình mua thiếu trong 1-3 năm với lãi suất rất thấp. Đó là cách giải tỏa khó khăn bước đầu. Trong công nghệ, có phần cứng và mềm, phần cứng thì có tuổi thọ 15-20 năm nhưng phần mềm thì chỉ tồn tại 3-5 năm nên phải cập nhật liên tục, nếu không sẽ lại bị tụt hậu.

* Nhiều năm gắn nghiệp với ngành may, ông thấy còn đủ sự đam mê?

- Ngành may là một ngành rất nhiều khó khăn, đặc biệt, để xây dựng thương hiệu lại càng áp lực hơn. Định hướng chiến lược ngành dệt may phải từ 10-20 năm trước. Công nghệ phải đi trước 5 năm. Hiện chỉ có 5-10% DN thực hiện được khát vọng đổi mới, 2-3% DN đang tiến tới làm thương hiệu và cũng có rất nhiều DN dệt may bỏ nghề. Trước đây, có 300 DN, nay chỉ còn khoảng 150. Nói vậy để thấy, ngày hôm nay tôi còn ngồi đây, còn theo nghề là còn đam mê và máu lửa với nó. Có đam mê, yêu thương nó thì mới dám thay đổi, dám đầu tư.

Trong ngành may, thời gian sản xuất là yếu tố quan trọng đánh giá năng lực sản xuất. Trước xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng, việc chủ động quản lý thời gian sản xuất để kịp thời giao đơn hàng trong khoảng thời gian càng ngắn là một tiêu chí thể hiện năng suất. Chúng tôi đã giảm con số này, thậm chí chỉ còn một nửa, dưới 30 ngày nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Khi có tự động hóa, chất lượng đảm bảo đồng đều, chính xác.

* Sau việc Big C không nhận hàng dệt may của DN Việt Nam trong chuỗi bán lẻ của họ, ông có suy nghĩ gì?

- DN may Việt Nam cần phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn để cùng lớn mạnh và hỗ trợ nhau, tạo sức mạnh chung, đặc biệt phải thay đổi chính mình. Nếu không kịp thay đổi công nghệ sẽ không còn DN may nào đủ sức cạnh tranh với các DN nước ngoài.

* Ông mới nói: Một DN phải có thương hiệu mạnh, phải chăng đó là lý do ông tham vọng ra đời thương hiệu  V-SixtyFour?

-  Với tinh thần tự do, phóng khoáng V-SixtyFour mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, độc đáo, thể hiện được cá tính riêng của người mặc. Mỗi sản phẩm của V-SixtyFour là một minh chứng cho lời hứa về chất lượng, phong cách của thương hiệu kể từ ngày đầu thành lập. Sự sáng tạo trong các thiết kế còn được thể hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiêu biểu là công nghệ Lazer Plexi Pro Technology 4.0 in hoa văn, làm bạc màu nghệ thuật, làm rách, cũng như tạo khối định hình phom dáng trên chất liệu denim.

Với chất liệu tốt, kiểu dáng trẻ trung, V-SixtyFour đã cung cấp đồng phục cho các thí sinh Hoa hậu Việt Nam và đã góp phần mang đến hình ảnh chỉn chu cho cuộc thi. Thông qua cuộc thi, thương hiệu thời trang V-SixtyFour đã đến gần hơn với các bạn trẻ Việt Nam cùng các khách hàng trên toàn thế giới.

* Xin cảm ơn ông về những chia sẻ!

Theo Doanh nhân Sài Gòn

  • TAGS


Bình Luận

Hoa hậu Thanh Thủy - Khi vẻ đẹp thăng hoa cùng vương miện quý giá

Vào tháng 11/2024, cô gái 22 tuổi Huỳnh Thị Thanh Thủy đã xuất sắc giành được chiếc vương miện danh giá tại Hoa hậu Quốc tế. Tuy nhiên, điều thực sự chinh phục trái tim công chúng không chỉ là nhan sắc tinh khôi của cô, mà còn là sự kết hợp đầy thú vị của một cô gái thông minh, kiên định nhưng vẫn giữ được nét tính cách hồn nhiên của mình.

Lạc vào thế giới gấu trúc với lễ hội “Pandastic” tại Hồng Kông dịp Tết 2025

Hồng Kông đang rộn ràng chào đón Tết Nguyên Đán 2025 với lễ hội “Pandastic” mang chủ đề gấu trúc có quy mô khắp thành phố. Sự kiện này không chỉ mang đến không gian văn hóa đặc sắc mà còn hứa hẹn trở thành điểm đến hàng đầu Châu Á, thu hút đông đảo du khách trong dịp đầu năm mới.

Chinh phục mọi khứu giác với hai tạo hương đặc trưng từ MEMO PARIS

MEMO PARIS Inlé và Winter Palace, với hành trình hương thơm độc đáo, nơi mỗi mùi hương như mở ra một chương truyện riêng biệt, đã khiến cho hai chàng người mẫu Kang Chul, Khoai Vũ và Lu Đỗ trở nên đầy bí ẩn và cuốn hút.

"Nồi bánh tình thân - Ất Tỵ sum vầy" tại The Odys Boutique Hotel

Khi xuân về, Sài Gòn không chỉ rộn ràng bởi không khí tết tấp nập mà còn bởi sự xuất hiện của Nồi Bánh Tình Thân Khổng Lồ tại The Odys Boutique Hotel - một tác phẩm nghệ thuật mang kích thước khổng lồ ngay trung tâm Sài Gòn và là chiếc nồi bánh chưng đầu tiên và lớn nhất từng được tái hiện tại Việt Nam. Đây không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật ấn tượng mà còn là điểm tụ hội văn hóa, mang lại không khí Tết cổ truyền đậm đà nhất cho du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Ralph Lauren ra mắt BST Purple Label mùa thu 2025

Bộ sưu tập Purple Label mùa Thu 2025 tôn vinh vẻ đẹp thanh lịch vượt thời gian, nơi tinh thần Mỹ phóng khoáng gặp gỡ sự tinh xảo của nghệ thuật Ý. Từ những con phố thời trang ở Milan đến những đỉnh núi tuyết hùng vĩ ở làng Cortina, phong cách sang trọng và hiện đại đan xen cùng vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ và di sản vùng núi cao, tạo nên một tuyệt tác vừa đậm chất thơ vừa ấn tượng.

The Grand Ho Tram - Xứng danh “Quận Vui” với nhiều giải thưởng danh giá

The Grand Ho Tram đã có một năm 2024 thành công rực rỡ khi được vinh danh tại nhiều lễ trao giải danh giá, khẳng định vị thế hàng đầu của khu nghỉ dưỡng trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Armani Beauty - Tinh hoa vẻ đẹp cùng những ngôi sao hàng đầu

Armani Beauty là sự hòa quyện hoàn hảo giữa nghệ thuật và tinh tế, mang đến vẻ quyến rũ đầy cuốn hút và thanh thoát. Mỗi sản phẩm không chỉ tôn vinh sắc đẹp, mà còn khẳng định phong cách riêng biệt và sự tự tin của bạn. Cùng Armani Beauty, bạn sẽ luôn tỏa sáng một cách nhẹ nhàng nhưng đầy ấn tượng.

Hóa quyến rũ cùng Bảo Anh, Phí Phương Anh và dàn sao Việt với Versace Bright Crystal Parfum

Versace Bright Crystal Parfum là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự thanh lịch và quyến rũ, là món quà tuyệt vời dành cho những cô gái hiện đại, tự tin và đầy sức sống.

Greg Findlay - Tổng quản lý Six Senses Ninh Van Bay: Bền vững & xa xỉ là hai khái niệm không đối lập

Tổng quản lý Greg Findlay, người đứng đầu khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay (SSNVB), đang chứng minh rằng sự xa xỉ và sự bền vững hoàn toàn có thể kết hợp hài hòa. Với những phát kiến và tầm nhìn xa, ông đã và đang tiếp tục cùng đội ngũ của mình xây dựng SSNVB trở thành một trong những điểm đến bền vững hàng đầu thế giới.

Đón mùa yêu ngọt ngào tại Wyndham Danang Golden Bay

Mùa yêu đang về và Wyndham Danang Golden Bay chính là điểm đến lý tưởng để bạn cùng người ấy tận hưởng những khoảnh khắc ngọt ngào bên nhau với bữa tối lãng mạn bên vịnh Đà Nẵng, buổi spa thư giãn và trà chiều thú vị...

Thưởng Bình Yên, một thoáng cho tim mềm tại Pax Ana Dốc Lết

Thưởng cho mình một ngày thong dong giữa ngôi làng nhỏ xinh bên vùng biển vắng và thưởng vị sớm mai của mùa xuân Dốc Lết, một chốn “gieo trồng” bình yên cách thành phố Nha Trang hơn 1 giờ chạy xe.

Amanoi - Tết đoàn viên giữa thiên nhiên Núi Chúa

Trong dịp Tết Nguyên đán, Amanoi mang đến một hành trình nghỉ dưỡng tràn đầy ý nghĩa, nơi các giá trị văn hóa, thiên nhiên, và sự sang trọng giao thoa một cách hoàn mỹ.

Năm mới trọn vẹn cùng các hoạt động khai xuân ý nghĩa tại JW Marriott Hotel & Suites Saigon

Sự rộn ràng của những giây phút đếm ngược chào đón năm mới 2025 vừa qua, thì một dịp Lễ quan trọng trong năm cũng đang đến với những người Á Đông, cùng sử dụng hệ thống lịch nguyên (âm lịch). Tết Nguyên Đán – dịp Tết lớn nhất trong năm mang đến những ý nghĩa quan trọng cho sự khởi đầu. Đây cũng là một kỳ nghỉ để tái tạo năng lượng và chuẩn bị cho những kế hoạch, mong chúc cho những may mắn, thịnh vượng, thành công trong một năm mới. Rộn ràng cùng những hoạt động truyền thống mang đến một sắc màu mới cho năm, hãy cùng dành thời gian khởi động năm mới tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cùng JW Marriott Hotel & Suites Saigon

Tận hưởng “Vị của Tết, tình của nhà” tại Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay

Vào dịp Tết Ất Tỵ năm nay, hãy cùng đón xuân sang thật trọn vẹn và phong cách tại khu nghỉ dưỡng Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay. Với hàng loạt các chương trình ẩm thực và giải trí hấp dẫn với chủ đề “Vị của Tết, tình của nhà”, du khách và gia đình sẽ tìm thấy những phút giây rộn rã tiếng cười trong những ngày đầu năm mới tại nơi đây.

L’Oréal ra mắt công nghệ L’Oréal Cell BioPrint tại CES 2025

Tại triển lãm CES® 2025 - triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới, Tập đoàn L'Oréal đã ra mắt L’Oréal Cell BioPrint, một thiết bị phân tích da cá nhân hóa với khả năng cung cấp kết quả chỉ trong 5 phút.

Tết sum vầy - Xuân thịnh vượng tại InterContinental Nha Trang

Đón chào Xuân Ất Tỵ với kỳ nghỉ sang trọng, sành điệu, thưởng thức ẩm thực tinh tế cùng với các món ăn Tết truyền thống tại InterContinental Nha Trang hứa hẹn sẽ tạo nên một mùa “Tết sum vầy, Xuân thịnh vượng” cho du khách.

Bếp trưởng Christian Le Squer - La Maison 1888: Đạt sao Michelin không phải là áp lực, đó là tình yêu

Được ví như một nghệ nhân chế tác nước hoa, một nhà thiết kế thời trang cao cấp, phong cách ẩm thực của bếp trưởng Christian Le Squer là sự pha trộn của cảm xúc, tinh tế và phản ánh niềm đam mê bất tận của ông trong việc khám phá và nâng cao trải nghiệm.

Greg Findlay – General Manager of Six Senses Ninh Van Bay: Sustainability & Luxury Are Two Sides Of The Same Coin

General Manager Greg Findlay, who leads the one-of-a-kind resort Six Senses Ninh Van Bay (SSNVB), is proving that luxury and sustainability can harmoniously coexist. With innovative ideas and a forward-looking vision, he and his team are continuously working to make SSNVB one of the world’s leading sustainable destinations.