Nhận mức độ trưởng thành của các công ty rất giống với với mức độ trưởng thành của con người.
Trong phòng khách ở nhà, bố mẹ tỷ phú Richard Branson luôn để cụm tượng Tam Không (ba con khỉ thông thái) nho nhỏ rất dị – chắc bạn đã từng nhìn thấy rồi – thể hiện một nguyên tắc đã thành cách ngôn là "Không nhìn điều xấu, không nghe điều xấu, không nói điều xấu." Dù không thể tác động được gì lắm về khoản "không nhìn điều xấu", nhưng bố mẹ cũng đã cố gắng hết mình để dạy ông không nghĩ xấu hoặc nói xấu về người khác.
Bố mẹ vị tỷ phú này khuyến khích ông luôn nhìn vào mặt tốt của mọi người chứ không suy đoán những điều tệ nhất rồi cố bới lông tìm vết. Nếu nghe thấy Richard Branson xì xào bêu riếu người khác, bố mẹ sẽ bắt ông đi ra tự nhìn vào gương trong vòng năm phút, ý của họ là ông nên tự nhìn xem một hành vi như thế phản chiếu lên mình xấu xí như thế nào.
Richard Branson còn được dạy rằng những cơn cáu kỉnh hay mọi hình thức bộc phát tức giận hoặc dữ dằn cũng không nhằm bất cứ mục đích hữu ích nào, nếu không muốn nói là chỉ gây bất lợi cho ta. Đó là một bài học nằm lòng với ông, và tới tận hôm nay, vẫn hay có người nói với vị tỷ phú những câu kiểu “Tôi chẳng hiểu làm thế nào anh lại thoải mái nổi với cái hạng người đấy” hay “Nếu tôi mà là anh, chắc tôi đã tức điên vì cái cách cư xử vừa rồi của họ,” trong khi trên thực tế, Richard Branson đang cố kìm nén cảm xúc của mình. Một điều bố mẹ không hề nỗ lực để chỉ dạy ông, đấy là cách để ngăn cản nỗi phấn khích của mình hiển hiện.
"Tuy vậy, dù có thích hay không, thì chúng ta là sản phẩm của quá trình nuôi dưỡng và môi trường quanh ta. Tầm quan trọng của các bài học lãnh đạo mà ta hấp thu từ cha mẹ rồi sau một thời gian, truyền lại cho con cái và những người ta cùng làm việc, là không thể coi nhẹ", người sáng lập tập đoàn Virgin nhận xét.
Ông luôn luôn nhìn nhận mức độ trưởng thành của các công ty rất giống với với mức độ trưởng thành của con người. Khi mới chào đời hoặc chập chững tập đi, chúng có xu hướng thoát được đủ mọi tội lỗi dựa vào lý lẽ rằng chúng mới vừa làm quen với hoàn cảnh xung quanh nên thường được hưởng mức độ khoan dung lớn hơn. Nếu các công ty sống sót qua giai đoạn này (nhiều công ty không qua khỏi), thì cũng giống các thiếu niên choai choai, chúng sẽ bắt đầu mọc mụn và phát ra đủ thứ thói này tật nọ trong lúc tỏ ra vênh vang kiểu ta-đây-biết-tuốt.
Sau đó sẽ đến giai đoạn trưởng thành hơn: mong là họ đã rút kinh nghiệm từ những sai lầm và đi vào ổn định, nhưng giai đoạn này cũng đầy rẫy đủ loại nguy cơ, mà có lẽ lớn nhất chính là thói tự mãn. Và một khi đã bước đến giai đoạn “khủng hoảng tuổi trung niên”, công ty dễ dàng trở nên biếng nhác, béo phị, cứng nhắc, và sẽ mất nhiều thời gian nhìn vào gương chiếu hậu hơn là xông xáo mở ra những lối đi mới và cố tìm hiểu xem cơ may nào đang lấp ló đón đợi phía trước.
Từ góc độ lãnh đạo mà nói, dẫn dắt một công ty qua từng giai đoạn tăng trưởng này chẳng khác gì nuôi dạy một đứa con. Cũng hệt như là nuôi một cậu nhóc chập chững tập đi rất khác với uốn nắn một thiếu niên vào khuôn khổ, và bộ kỹ năng có thể sẽ biến đổi ít nhiều khi công ty “già tuổi” hơn, những nguyên tắc cốt lõi của việc nuôi dạy con cái và lãnh đạo công ty bện xoắn với nhau rất khăng khít.
Richard Branson chia sẻ lại rằng ông được nhắc nhớ về thực tế này vào một dạo gần đây, khi nghe lỏm một người bạn có ba cậu con choai choai tính tình ham chơi nửa đùa nửa thật dọa cậu út Charlie, 11 tuổi rằng nếu gia cảnh khó khăn, thì dựa trên nguyên tắc “đứa nào bé nhất, đứa đấy ra rìa”, Charlie sẽ là đứa đầu tiên phải ra khỏi nhà. Nghe chuyện, ông bật cười ha hả, nhưng chính phản ứng tức thì của cậu bé mới khiến tỷ phú này chấn động. Với một nụ cười hớn hở tinh quái, Charlie nhìn thẳng vào mắt bố và căn vặn: “Nhưng bố ơi, sao bố lại làm thế? Bố thử nghĩ mà xem, giữ con ở lại tiết kiệm hơn nhiều chứ, vì con ăn còn chẳng tốn bằng một nửa các anh.”
Một thực tế không thể chối cãi rằng học hỏi và lãnh đạo là con đường hai chiều và kể cả những kẻ già đầu thông thái nhất cũng có thể thu nhặt rất nhiều điều từ những hậu bối tuổi đời non trẻ nhất.
Theo Trí thức trẻ
Bình Luận